Năm 2018 sẽ không có chuyện tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước
Vĩnh Chi -
31/03/2018 11:17 (GMT+7)
(VNF) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định mô hình tăng trưởng truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018. Theo đó, tăng trưởng theo từng quý cũng như lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 có xu hướng giảm dần.
Tăng trưởng GDP năm 2018 sẽ giảm đều theo từng quý
Tại báo cáo "Tình hình sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm và dự kiến kịch bản tăng trưởng năm 2018", Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu lên 2 kịch bản tăng trưởng của năm 2018.
Kịch bản 1 là tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,7%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng quý I là 7,47%, quý II là 6,83%, quý III là 6,61% và quý IV là 6,25%.
Kịch bản 2 là tăng trưởng GDP 2018 đạt 6,8%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng quý I là 7,47%, quý II là 6,8%, quý III là 6,72% và quý IV là 6,46%.
Qua so sánh các kịch bản tăng trưởng GDP năm 2018 với kết quả tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 theo từng quý và lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định mô hình tăng trưởng truyền thống quý sau cao hơn quý trước không còn được duy trì trong năm 2018. Theo đó, tăng trưởng theo từng quý cũng như lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 có xu hướng giảm dần..
Nguyên nhân của tình trạng này, theo Bộ, là do tăng trưởng GDP năm 2017 đã có sự bứt phá mạnh giữa các quý. Cụ thể, quý II hơn quý I là 1,21 điểm phần trăm; quý III hơn quý II là 1,02 điểm phần trăm; và quý IV hơn quý III là 0,27 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, năm 2017 còn có những nhân tố tác động lớn đến sự gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu như Samsung (với sản phẩm mới Note 8 vào tháng 5/2017) và nhà máy Formosa (đi vào sản xuất với quy mô lớn vào tháng 7/2017).
Trong khi đó, tình hình năm 2018 được đánh giá là tương đối ổn định, những yếu tố mang tính bứt phá lại chưa rõ ràng. Do đó, khi so sánh với đặc điểm mô hình tăng trưởng theo quý và lũy kế của năm 2017, kết quả của năm 2018 có xu hướng giảm dần là tất yếu.
Bình luận về kết quả tăng trưởng quý I và kịch bản tăng trưởng năm 2018, TS Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng) phân tích: "Sự tăng trưởng đột biến của quý I đến từ ngành công nghiệp, trong đó nổi bật là công nghiệp chế biến – chế tạo và sản xuất – phân phối điện, nước, khí đốt với tốc độ tăng trưởng lần lượt lên tới 13,6% và 10,5% so với quý I/2017".
Một nhân tố khác, tuy không nổi bật, nhưng cũng rất quan trọng trong việc tạo ra sự đột biến trong tăng trưởng GDP quý I là khai khoáng. Theo TS Tự Anh, nếu giờ này năm trước, khai khoáng còn đang tăng trưởng âm 10%, thì quý I/2018 đã tăng nhẹ ở mức 0,4%.
"So với quý I/2018, sự thay đổi đột biến nhất về tốc độ tăng trưởng đến từ khai khoáng (+10,4%) và chế biến – chế tạo (+5,3%). Thực tế là nếu tốc độ tăng trưởng của 2 ngành này vẫn giữ nguyên như mức của quý I/2017 thì tăng trưởng trong quý I/2018 chỉ khoảng 5,8% - tương đương với các năm trước và do vậy không còn tính đột biến nữa.
"Tóm lại, quý I/2018 tăng trưởng đột biến là nhờ ngành công nghiệp chế tạo chế biến (mà chủ yếu là Samsung và Formosa) và công nghiệp khai khoáng. Hơn nữa, tính đột biến này sở dĩ có được là do nền của quý I/2017 quá thấp (Samsung khủng hoảng với Galaxy Note 7, Formosa chưa đi vào hoạt động, khai khoáng giảm sâu 10%). Điều này cũng ngụ ý rằng tăng trưởng các quý tới không nhất thiết sẽ theo cùng nhịp độ của quý I/2018 và nếu có lạc quan thì cũng nên hết sức cẩn trọng", TS Tự Anh bình luận.
Đây cũng là điều mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo của mình, đã nhắc đến. Theo đó, Bộ lo ngại kết quả quý I/2018 rất cao sẽ dễ dẫn tới tâm lý như: sớm hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được; kỳ vọng quá nhiều vào mô hình truyền thống, quý sau cao hơn quý trước nên dễ bị thất vọng, mất động lực và niềm tin vào việc triển khai các nhiệm vụ khi kết quả thực tiễn không như kỳ vọng; hoặc có thể có tâm lý hoài nghi về kết quả thống kê, dẫn tới những phân tích sai lệch về tình hình kinh tế - xã hội…
Do đó, Bộ yêu cầu các đơn vị cần kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tuyệt đối không hài lòng với những thành công ban đầu, duy trì nỗ lực chung của toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác theo dõi, giám sát định kỳ và thường xuyên nhằm nắm chắc tình hình diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước, nắm bắt và tận dụng triệt để các cơ hội để thúc đẩy phát triển nhanh những lĩnh vực chủ chốt, động lực của tăng trưởng kinh tế cũng như để có những điều chỉnh cần thiết kịch bản tăng trưởng khi có sự thay đổi lớn diễn ra.
Bộ cũng yêu cầu các đơn vị trong những tháng còn lại, tập trung vào kiên định thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 01/NQ-CP đã nêu ra từ đầu năm.
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành định hướng tổ chức bộ máy và biên chế hành chính sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Theo đó, cấp tỉnh sẽ không tổ chức quá 15 sở và tương đương, trong khi mỗi xã, phường sau sáp nhập sẽ có tối đa 40 cán bộ, công chức.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Chính phủ quyết định giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức sau sáp nhập các tỉnh. Sau khi các đơn vị hành chính ổn định, sẽ tiến hành rà soát, tinh giản biên chế, hoàn thiện vị trí việc làm và xác định biên chế phù hợp với yêu cầu thực tế trong vòng 5 năm.
(VNF) - Nộp đơn kháng cáo tới tòa cấp phúc thẩm, cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ hình phạt, ông Lê Thanh Vân kêu oan. Trước đó, ông Nhưỡng bị phạt 13 năm tù, còn ông Vân 7 năm tù.
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.
(VNF) - Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư cho dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, mở ra bước tiến mới trong kết nối hạ tầng giữa hai nước.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành định hướng tổ chức bộ máy và biên chế hành chính sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Theo đó, cấp tỉnh sẽ không tổ chức quá 15 sở và tương đương, trong khi mỗi xã, phường sau sáp nhập sẽ có tối đa 40 cán bộ, công chức.
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.