Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong một bài phát biểu gần đây, chuyên gia kinh tế trưởng Cao Thiện Văn của Công ty chứng khoán Essence cho rằng 10 năm tới, kinh tế Trung Quốc sẽ bước vào kỷ nguyên “bảo vệ mốc tăng trưởng 4%, cố gắng đạt mức 5%”. Quan điểm này đã gây ra không ít tranh luận, những đó có thể là tiếng chuông cảnh báo cho những khó khăn trong tương lai của kinh tế Trung Quốc mà năm 2020 có thể là khởi điểm.
Tờ Economic Journal dẫn nhận định của ông Cao Thiện Văn cho rằng vòng giảm tốc tăng trưởng kinh tế lần này của Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Quá trình suy giảm này sẽ tiếp tục trong vài năm và không có nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc vượt qua mức 5%.
Ông Cao Thiện Văn nhận xét tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc trong giai đoạn 2020-2030 sẽ ở dưới ngưỡng 5% và điều cần phải lo lắng là liệu tăng trưởng có đạt trên mốc 4% hay không. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực tương đối lớn để có thể “bảo vệ mốc tăng trưởng 4%, cố gắng đạt mức 5%”.
Đương nhiên, ông Cao Thiện Văn không nói rằng năm 2020, Trung Quốc sẽ phải lao vào cuộc chiến “bảo vệ mốc tăng trưởng 4%, cố gắng đạt mức 5%”, mà muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo về khả năng 10 năm tới, đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn trong xu thế suy giảm.
Trên thực tế, sau khi Trung Quốc chính thức công bố tăng trưởng kinh tế quý III/2019 đạt 6%, dù là mức thấp nhất trong hơn 27 năm, nhưng cũng gây ra không ít nghi ngờ. Trong giới chuyên gia thị trường, có người cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế quý III/2019 của Trung Quốc chỉ khoảng 5%, thậm chí còn thấp hơn.
Theo những người ủng hộ quan điểm nêu trên, chỉ cần nhìn vào những số liệu do chính Trung Quốc công bố là có thể phát hiện sự thiếu chuẩn xác về con số tăng trưởng kinh tế của nước này. Thống kê chính thức của Trung Quốc cho thấy lũy kế đầu tư tài sản cố định tháng Chín năm ngoái của nước này đạt khoảng 48.000 tỷ NDT còn tháng Chín năm nay vào khoảng 46.000 tỷ NDT.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định thực tế của Trung Quốc là -4,6%, nhưng con số được công bố lại là tăng 5,4%. Số liệu không khớp như vậy đủ cho thấy tình hình thực tế của kinh tế Trung Quốc còn tệ hơn những gì mà Bắc Kinh mô tả.
Chuyên gia kinh tế Phan Hướng Đông cũng chỉ rõ đà suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể còn kéo dài hơn nữa bởi các nhân tố khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đi xuống tới nay vẫn chưa có sự thay đổi.
Cụ thể, Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những di chứng do chính sách kích thích kinh tế sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 để lại, hiện nay vẫn phải không ngừng nỗ lực để loại bỏ tác dụng phụ mà nó gây ra như loại bỏ đòn bẩy tài chính, xử lý hậu quả thúc đẩy cho vay ngang hàng (P2P) hay chỉnh đốn quy mô nợ địa phương…
Tất cả đều gây ra bởi chính sách kích thích kinh tế và mở cửa tài chính trước đây. Việc xử lý sẽ phải tiếp tục, liên lụy đến phát triển kinh tế.
Năm 2020, ngoài việc việc phải tiếp tục nỗ lực xử lý các vấn đề trong nước nêu trên, Trung Quốc còn phải đối mặt với các thách thức từ bên ngoài, trong đó nổi bật là mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Do kết quả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung rất khó có thể dự đoán, không ít chuyên gia kinh tế đã loại bỏ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại khi đưa ra dự đoán về kinh tế năm 2020. Nói cách khác, nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung đổ vỡ, cuộc chiến thương mại leo thang căng thẳng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2020 sẽ còn yếu hơn, có thể thấp hơn 5,5%.
Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc còn chịu tác động từ vấn đề nhu cầu thế giới giảm xuống. Ngày 3/12 vừa qua, công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes thuộc tập đoàn Allianz công bố báo cáo chỉ rõ tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2019 của thế giới có thể rơi xuống mức thấp nhất trong vòng gần 10 năm.
Tổn thất của các nhà xuất khẩu có thể lên tới 420 tỷ USD, trong đó Trung Quốc, Đức và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong đứng đầu danh sách bị tổn thất lớn nhất. Ngoại thương là một trong ba đầu tàu kéo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhu cầu bên ngoài đi xuống, đương nhiên, xuất khẩu Trung Quốc năm 2020 khó có triển vọng tốt đẹp.
Do vậy, theo tờ Economic Journal, những thách thức mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong năm 2020 vẫn nghiêm trọng. Muốn duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, Trung Quốc cần phải bắt tay cải cách kết cấu, nhưng đây không phải việc ngày một ngày hai có thể cho thấy kết quả, mà là một quá trình lâu dài, đầy gian khó và năm 2020 mới chỉ là khởi điểm.
Xem thêm >> Hai nhà ngoại giao bị Mỹ trục xuất, Trung Quốc trao công hàm phản đối
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.