Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nam Long đặt kế hoạch doanh số năm 2021 đạt 13.519 tỷ đồng, tăng 58,5% so với doanh số thực tế năm 2020. Doanh thu thuần mục tiêu năm nay dự kiến đạt 4.964 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi mức thực hiện năm 2020.
Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng thu về 1.367 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng là 61%.
Về phương hướng hoạt động trong năm 2021, Nam Long dự kiến tập trung phát triển các khu đô thị tích hợp như Southgate (Waterpoint giai đoạn 1 - 165ha), Mizuki 26ha, Izumi City (Waterpoint – 190ha), Akari, Nam Long – Cần Thơ (43ha),…
Nam Long dự kiến chuyển đổi dần từ phát triển nhà ở “vừa túi tiền” thành phát triển khu đô thị tích hợp. Công ty này cho biết sẽ tăng trưởng thị phần nhà ở bằng cách phát triển thêm các phân khúc mới tại các quận ưu tiên của TP. HCM.
Ngoài ra, thị trường Hà Nội và các đô thị cấp 2 có tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút lực lượng lao động có nhu cầu an cư lớn sẽ là điểm đến cho mảng phát triển quỹ đất và nhà ở của Nam Long, theo tài liệu ĐHCĐ.
Trong năm 2021, công ty này cho biết sẽ chuẩn bị những kế hoạch phát triển các mảng về giáo dục, y tế, văn phòng và bán lẻ.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT Nam Long đề xuất tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay là 15% bằng tiền mặt, tương đương hơn 427 tỷ đồng. Trong đó ở đợt 1, công ty này sẽ tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 7,5%, dự kiến thực hiện trong tháng 12/2021. Ở đợt 2, Nam Long sẽ chi trả phần cổ tức còn lại, dự kiến thực hiện sau ĐHCĐ thường niên năm 2022.
Trong năm 2020, Nam Long đã thực hiện tạm ứng 124,7 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt. Phần cổ tức bằng tiền mặt còn lại (125 tỷ đồng) sẽ được thanh toán sau phiên họp thường niên của công ty này, dự kiến là trong quý II này.
Theo tài liệu ĐHCĐ, HĐQT Nam Long dự kiến trình đại hội phương án phát hành riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Số lượng cổ phần phát hành dự kiến tối đa là 60 triệu đơn vị. Đối tượng phát hành là các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngaoif thỏa mãn điều kiện nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có khả năng đem lại lợi ích lâu dài cho công ty này.
Các cổ phiếu trong đợt phát hành này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Số tiền huy động được sẽ được sử dụng cho việc mở rộng quỹ đất, bổ sung vốn lưu động và/hoặc đầu tư phù hợp với chiến lược của Nam Long.
HĐQT công ty này cũng trình đại hội về việc trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng năm 2019. Theo đó, số lượng cổ phần dự kiến phát hành để trả cổ tức không vượt quá 12,485 triệu đơn vị, nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Nam Long.
Số lượng cổ phiếu dự kiến được phát hành để làm cổ phiếu thưởng năm 2019 không vượt quá 23,9 triệu đơn vị. Nguồn vốn thực hiện cũng lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020, đảm bảo tổng giá trị nguồn vốn không thấp hơn tổng giá trị cổ phần phát hành thêm.
Ngoài 3 nội dung phát hành trên, Nam Long còn đề xuất đại hội thông qua việc phát hành cổ phiếu theo chính sách thưởng khuyển khích dài hạn cho lãnh đạo cấp cao (ESG) trong 3 năm 2021-2023.
Cụ thể, tổng số cổ phần sẽ phát hành theo kịch bản cơ sở là hơn 8 triệu đơn vị, khi Nam Long đạt 100% các chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận và doanh số tích lũy cho giai đoạn từ năm 2021-2023. Trong trường hợp vượt chỉ tiêu, tổng số cổ phần tối đa dự kiến phát hành là trên 10 triệu đơn vị.
ĐHCĐ của Nam Long sẽ được tổ chức vào ngày 24/4 tới đây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.