Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý IV/2022, doanh thu thuần của NLG đạt 1.629 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 814 tỷ đồng, giảm 47%.
Trong quý, doanh thu tài chính là điểm sáng nổi bật khi đạt 307 tỷ đồng, tăng 5,5 lần. Bên cạnh đó, NLG cũng có lãi trong công ty liên doanh, liên kết 22 tỷ đồng và lợi nhuận khác 16 tỷ đồng.
Ngoài ra, NLG cũng tiết kiệm được một số loại chi phí như: chi phí bán hàng đạt 186 tỷ đồng, giảm 51%; chi phí quản lý đạt 199 tỷ đồng, giảm 10%.
Vì thế, kết quý IV/2022, công ty có lợi nhuận trước thuế 704 tỷ đồng, chỉ giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của NLG đạt 4.338 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước. Cơ cấu doanh thu cho thấy các mảng chủ lực của công ty đều suy thoái, nặng nhất là hoạt động bán đất, căn hộ và biệt thự giảm với mức giảm khoảng 400 tỷ đồng, tiếp đó là mảng xây dựng với mức giảm khoảng 220 tỷ đồng.
Tuy vậy, lợi nhuận gộp cả năm vẫn tăng 11%, đạt 1.983 tỷ đồng.
Do đột biến trong quý IV, doanh thu tài chính cả năm đạt 385 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước. Điểm đáng chú ý trong cơ cấu doanh thu tài chính là NLG không còn ghi nhận 400 tỷ đồng từ hoạt động đánh giá lại khoản đầu tư như năm trước. Thay vào đó, công ty có 244 tỷ đồng lãi từ thanh lý khoản đầu tư.
Các loại chi phí trong năm 2022 của NLG nhìn chung tăng khá mạnh: chi phí tài chính 198 tỷ đồng, tăng 77%; chi phí bán hàng 511 tỷ đồng, tăng 23%; chi phí quản lý 643 tỷ đồng, tăng 10%.
Trong khi đó, lợi nhuận khác lại sụt giảm tới 93%, chỉ đạt 28 tỷ đồng. Vì thế, kết năm 2022, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.069 tỷ đồng, giảm 35%; lợi nhuận sau thuế đạt 865 tỷ đồng, giảm 41%.
Năm 2022, NLG đặt mục tiêu doanh thu thuần 7.151 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.526 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành 60% mục tiêu doanh thu và 56% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Về tài sản, tại ngày kết thúc năm 2022, tổng tài sản của NLG đạt 27.088 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản có điểm rất đáng chú ý là tiền và tương đương tiền đạt 3.773 tỷ đồng; đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 987 tỷ đồng (đều là tiền gửi ngân hàng). Như vậy NLG có khoảng 4.700 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, một con số rất ấn tượng.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm đã tăng 84%, đạt 3.569 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho đạt 14.828 tỷ đồng, giảm 4%. Đáng chú ý, khoản đầu tư tài chính dài hạn đạt 2.135 tỷ đồng, tăng 2,4 lần.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của NLG tại ngày kết năm 2022 đạt 13.773 tỷ đồng, tăng 36% so với đầu năm. Rất đáng nói là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn đạt 3.271 tỷ đồng, tăng 33%.
Tổng nợ vay của NLG là 5.179 tỷ đồng, tăng 43% so với đầu năm. Trong đó, vay ngắn hạn 1.804 tỷ đồng, tăng 29%; vay dài hạn 3.375 tỷ đồng, tăng 45%.
Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh âm 255 tỷ đồng (năm trước 1.295 tỷ đồng), chủ yếu do tăng các khoản phải thu (1.481 tỷ đồng), tăng tồn kho (490 tỷ đồng), chi trả lãi vay (118 tỷ đồng).
Dòng tiền đầu tư âm 547 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác (3.419 tỷ đồng), tăng mua sắm tài sản (111 tỷ đồng), chi góp vốn vào đơn vị khác và hoàn trả vốn góp (533 tỷ đồng)
Dòng tiền hoạt động của công ty vì thế phụ thuộc vào việc tăng vốn và đi vay. Trong năm, NLG thu được 187 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp của cổ đông thiểu số; đi vay 3.595 tỷ đồng (tăng 47%).
Nhờ vậy, lưu chuyển tiền thuần cả năm đạt 661 tỷ đồng, giúp tiền và tương đương tiền cuối năm tăng 21% so với đầu năm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.