Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trước năm 2022, khoảng 40% lượng khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) do Nga cung cấp, trong đó Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, nguồn cung này đã bị cắt giảm tới hơn 80% trong năm nay vì những mâu thuẫn xoay quanh cuộc chiến của Moscow ở Ukraine. Thêm vào đó, những sự cố hư hỏng đường ống diễn ra gần đây cũng khiến việc vận chuyển khí đốt trở nên khó khăn hơn.
Điều này đã khiến giới chức châu Âu trăn trở trong nhiều tháng, nhất là khi mùa đông tới gần, thời điểm nhu cầu dùng khí đốt để sưởi ấm và thắp sáng đạt đỉnh điểm. Đồng thời, châu Âu đã trải qua mùa hè nắng nóng kỷ lục dẫn đến gia tăng nhu cầu dùng điều hòa không khí. Kế hoạch tích trữ khí đốt cho mùa đông của châu lục này vì thế cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Loạt yếu tố bất lợi đã hối thúc châu Âu ráo riết nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ khắp nơi trên thế giới, kết hợp cùng việc thời tiết mùa thu ấm áp hơn bình thường và việc giảm nhu cầu tiêu thụ (do giá cao) đã giúp EU đẩy nhanh tốc độ lấp đầy các kho dự trữ trong năm nay, vượt mục tiêu ban đầu.
Theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, các kho dự trữ khí đốt của EU hiện đã đầy hơn 94%, không chỉ cao hơn mức trung bình 5 năm qua mà còn cao hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu của EU là đầy 80% vào ngày 1/11. Đức là nước có lượng dự trữ nhiều nhất, lên tới 98%. Điều này là yếu tố chính đẩy giá khí đốt giảm sâu.
Giá khí đốt tại châu Âu từng ghi nhận mức cao đỉnh điểm 340 euro (336 USD)/MWh vào tháng 8. Tuy nhiên, con số này liên tục giảm trong những tháng sau đó, thậm chí giảm xuống dưới mức 0 euro trong ngày 24/10, cho thấy lượng khí đốt trong mạng lưới đang dồi dào quá mức, theo dữ liệu từ Intercontinental Exchange.
Thêm vào đó, hiện hàng chục tàu chở LNG đang lênh đênh ngoài khơi Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác chờ cập cảng, như một tín hiệu đảm bảo nguồn cung cho lục địa già.
Ông Giacomo Masato, nhà phân tích hàng đầu và nhà khí tượng học cao cấp tại công ty năng lượng Illumia của Ý, cho biết: “Tình trạng dư thừa khí đốt ở châu Âu dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất là tháng 12. Khó có khả năng châu Âu sẽ chứng kiến một đợt lạnh kéo dài vào tháng 11”.
Châu Âu đã thành công bước đầu khi lấp gần đầy hầu hết các cơ sở dự trữ khí đốt trước mùa đông năm nay. Tuy vậy, một số nhà cung cấp hiện muốn giữ lại lượng dự trữ đó cho đến khi họ có thể bán khí đốt với mức giá hấp dẫn hơn.
Khí đốt thường được các nhà buôn tích trữ vào mùa hè khi giá xuống thấp và bán trở lại thị trường vào mùa đông khi giá tăng. Năm nay, các hợp đồng đi theo hướng ngược lại, họ phải mua khí đốt tích trữ với giá cao và phải đưa ra thị trường ở thời điểm giá đang xuống thấp. Điều đó có nghĩa một số nhà khai thác, đặc biệt là ở Đức - nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất trong khu vực, có thể sẽ chịu thiệt hại đáng kể.
Hiện các hợp đồng giao sau đã mất khoảng 70% giá trị so với mức đỉnh của tháng 8. Ông Henning Gloystein, Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên của Tập đoàn Eurasia ở London (Anh) cho biết: “Đây là một vấn đề thực sự. Nó chỉ có thể được giải quyết nếu các công ty được quốc hữu hóa gần đây chấp nhận chịu lỗ và bán lại lượng khí đốt đã mua với giá cao trước đó”.
Châu Âu còn phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung tạm thời, đặc biệt là LNG. Tuy nhiên, họ cần phải giữ giá khí đốt cao hơn châu Á để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh nguồn cung LNG trong dài hạn.
Cái giá mà châu Âu phải trả để đảm bảo kho dự trữ khí đốt trong năm nay lên tới hàng chục tỷ USD. Mặc dù các nhà buôn thường bán khí đốt ngay sau khi nhận để phòng ngừa rủi ro, họ vẫn có thể bị lỗ do chênh lệch giá. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các công ty dịch vụ và các công ty phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng dài hạn với Nga.
Dù châu Âu hiện đang dư thừa khí đốt và giá khí đốt đã giảm sâu nhưng nhiều chuyên gia vẫn lưu ý rằng cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu vẫn chưa kết thúc, các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đối mặt nhiều sức ép để đảm bảo nguồn cung trong trung hạn.
Theo các chuyên gia, việc nhu cầu khí đốt của châu Á có thể tăng lên và khả năng cao nguồn cung từ Nga tiếp tục bị siết chặt trong thời gian tới có thể gây thêm áp lực tăng giá và cũng khiến việc tích trữ khí đốt của châu Âu trở nên khó khăn hơn trong năm tới.
Giá khí đốt giảm sẽ giúp giảm nỗi lo của người tiêu dùng và cả các chính trị gia EU. Giá giảm giúp người tiêu dùng bớt căng thẳng nhưng cũng dẫn tới câu hỏi liệu giá thấp có kích cầu một lần nữa hay không? Các nhà sản xuất phân bón châu Âu đã bắt đầu tăng lại công suất sau thời gian cắt giảm sản xuất vì giá khí đốt quá cao. Nếu điều này xảy ra trên quy mô lớn hơn, rõ ràng châu Âu sẽ khó khăn hơn để dự trữ khí đốt trong năm tới.
Thêm vào đó, dù lượng khí đốt đã giảm dần do các lệnh trừng phạt và những khó khăn về kỹ thuật, từ đầu năm đến nay, Nga đã giao 60 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu.
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng “rất khó có khả năng” Nga sẽ cung cấp lượng khí đốt tương tự vào năm 2023, thậm chí có thể ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt. Nếu căng thẳng không thể được cải thiện, châu Âu sẽ gặp bài toán khó để thay thế hoàn toàn nguồn cung từ Nga.
Do đó, châu Âu có khả năng sẽ bước vào mùa đông 2023-2024 với các kho dự trữ không đầy bằng, điều này sẽ khiến khu vực dễ bị tổn thương vào mùa đông tới.
Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nếu châu Âu nỗ lực không đủ để cắt giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, mức dự trữ khí đốt của khu vực có thể tụt về “mức thấp nguy hiểm”, đặt nền kinh tế khu vực vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” trong những tháng tới.
Một vấn đề khác đối với EU là cạnh tranh về LNG. Năm nay, nhu cầu LNG từ người mua lớn nhất thế giới là Trung Quốc giảm. Lý do được cho là vì môi trường giá cả cao hơn cũng như tác động của nhu cầu giảm liên quan đến chính sách “zero-Covid” (Không Covid) của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của Trung Quốc phục hồi trong năm tới, châu Âu sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn về nguồn cung.
“Trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống tới EU và nhu cầu nhập LNG của Trung Quốc hồi phục như năm 2021, phân tích mới của IEA cho thấy châu Âu có thể thiếu tới 30 tỷ m3 để bổ sung kho dự trữ khí đốt vào mùa hè năm 2023. Con số này chiếm gần một nửa lượng khí cần thiết để lấp đầy các điểm lưu trữ nhằm đạt mục tiêu 95% công suất vào đầu mùa sưởi ấm 2023-24”, báo cáo của IEA nêu rõ.
Cựu đặc phái viên thường trực của Nga tại EU, ông Vladimir Chizhov, cũng nói rằng mùa đông sắp tới sẽ là một thử nghiệm thực sự đối với người dân EU.
Xem thêm >> Nga bỏ ngỏ khả năng thu giữ tài sản của doanh nghiệp nước ngoài
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.