'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
10 năm triển khai thủ tục
Thành lập từ tháng 4/2009, Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (VTEC) có vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 343 tỷ đồng, với 3 pháp nhân là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN, nắm 29%), Công ty One Energy Ventures Ltd (Hong Kong, nắm giữ 49%) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (nắm 22%).
Tới thời điểm này, phần thực góp của EVN mới chỉ chiếm 20,2% trong tổng số 494,2 tỷ đồng. EVN cũng bảo lưu quyền góp vốn tương đương 61 tỷ đồng do VTEC chưa hoàn thành các cam kết mốc tiến độ phát triển dự án.
Tính đến cuối năm 2019, VTEC ghi nhận khoản lỗ lũy kế 58,6 tỷ đồng. VTEC đã hoàn thành công tác san lấp, giải phóng mặt bằng, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho khu vực nhà máy chính và các bến cảng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; hoàn thành trả chi phí trồng rừng thay thế khi diện tích rừng trồng bị thu hồi để xây dựng bãi xỉ của Dự án Vĩnh Tân 3.
Các hợp đồng chính của Dự án gồm Hợp đồng BOT, thuê đất, mua bán điện, bảo lãnh Chính phủ đã cơ bản hoàn thành hoặc đã được ký tắt. Theo kế hoạch, Hợp đồng BOT Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 sẽ được chính thức ký trong quý II/2020.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), đơn vị chủ trì đàm phán và ký kết hợp đồng BOT, bảo lãnh Chính phủ, thì theo thông lệ và tiền lệ các dự án BOT nhà máy điện tại Việt Nam, doanh nghiệp dự án (công ty BOT) phải là công ty TNHH.
Điều này là để doanh nghiệp dự án không được bán cổ phần ra ngoài thị trường, do việc chuyển đổi chủ đầu tư phải đáp ứng các quy định tại Điều 43, Nghị định 63/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó, trách nhiệm các bên trong hợp đồng BOT phải được doanh nghiệp dự án và các chủ đầu tư chịu tương ứng với tỷ lệ vốn góp và nếu là công ty cổ phần với cổ đông tự do ngoài thị trường thì sẽ khó thực hiện được các quy định này.
Bộ Công thương cũng viện dẫn, tất cả các hợp đồng BOT mà Bộ đã ký với doanh nghiệp dự án đều dưới hình thức công ty TNHH. Gần đây nhất là doanh nghiệp do One Energy cùng các nhà đầu tư khác thành lập để phát triển Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi sang công ty TNHH để thực hiện các bước tiếp theo.
Vì vậy, EVN cũng thống nhất, sẽ chuyển đổi VTEC sang công ty TNHH để phù hợp với thông lệ và tiền lệ các dự án BOT điện tại Việt Nam, đồng thời kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ của công ty cổ phần trước đây.
Chứng minh hiệu quả
Muốn chuyển đổi mô hình của VTEC và vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn (trong khi 2 cổ đông còn lại đã góp đủ vốn ban đầu), EVN cần phải góp đủ vốn còn thiếu. Đây là điều kiện tiên quyết để Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận có cơ sở để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH mới.
Muốn chuyển đổi mô hình của VTEC và vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn (trong khi 2 cổ đông còn lại đã góp đủ vốn ban đầu), EVN cần phải góp đủ vốn còn thiếu.
Do vậy, trong giai đoạn phát triển dự án kéo dài đến ngày 31/12/2020, EVN dự kiến góp bổ sung hơn 3,4 triệu USD (tương đương hơn 80,4 tỷ đồng). Còn trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi ký kết hợp đồng BOT), EVN dự kiến góp thêm 243,14 triệu USD (khoảng 560 tỷ đồng). Nghĩa là tổng cộng, EVN sẽ phải góp thêm khoảng 246 triệu USD.
Tuy nhiên, do EVN là doanh nghiệp nhà nước và việc quản lý vốn thuộc về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nên việc EVN muốn góp thêm tiền sẽ phải được sự chấp thuận của Ủy ban này.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho biết, để có được sự đồng ý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc góp vốn tại VTEC, nhằm đảm bảo cho Công ty có thể chuyển đổi thành công ty TNHH với tỷ lệ cổ phần của EVN giữ nguyên và tiến độ góp vốn các lần sau, việc chứng minh hiệu quả của dự án là một điều kiện tiên quyết.
“Nếu dự án không hiệu quả, thì hai nhà đầu tư còn lại trong dự án là nhà đầu tư nước ngoài và công ty tư nhân chiếm tổng cộng 71% vốn đã không còn ngồi đó và đổ thêm tiền triển khai dự án trong thời gian qua. Chưa kể, so với các con số đã được đưa ra từ nhiều năm trước, hiệu quả dự án chắc chắn có những biến động nhất định và sẽ bị soi đi, soi lại”, một chuyên gia am hiểu dự án nhận xét.
Điều này đồng nghĩa với việc rất có thể, Dự án BOT Vĩnh Tân 3 sẽ lại chờ các cơ quan nhà nước hướng dẫn các việc liên quan, mà chưa biết ngày nào sẽ xong. Lý do là, nhiều công chức đang rơi vào tâm thế sợ “một ngày đẹp trời” khi động tới tài sản của Nhà nước, bất kể việc có thêm nguồn điện mới là cần thiết và cấp bách ra sao trong hoàn cảnh 4 năm qua không có các công trình nguồn lớn được khởi công và Việt Nam đã ở ngưỡng của khát điện.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.