'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tờ Washington Post mới đây dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết tổ chức này đang yêu cầu Nga công khai các chi tiết của hệ thống tên lửa hành trình Novator 9M729 (tên định danh NATO là SSC-8).
Tại cuộc hội đàm giữa các đại sứ Nga và NATO ngày 30/10, ông Stoltenberg nói: "Chúng tôi lấy làm tiếc việc Nga không chú ý đến những lời kêu gọi của chúng tôi, hãy minh bạch hóa hệ thống tên lửa đó”.
Ông Stoltenberg lập luận rằng việc Nga ko đáp ứng yêu cầu của NATO chứng tỏ hệ thống tên lửa này "tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với năng lực chiến lược của khu vực châu Âu – Đại Tây Dương".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF được Washington và Moscow ký từ năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Quyết định này được ông Trump đưa ra sau nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước INF khi phát triển tên lửa hành trình Novator 9M729. Dù nhiều lần khẳng định 9M729 vi phạm hiệp ước INF, Mỹ gần như không công bố thông tin chi tiết và khả năng tác chiến của loại tên lửa này, theo National Interest.
Truyền thông Mỹ cho biết Nga thử tên lửa 9M729 lần đầu vào năm 2008 tại bãi thử Kapustin Yar, vùng Astrakhan. Năm 2014, Nga hoàn tất các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước tên lửa 9M729 cùng các phiên bản cải tiến và phóng thành công một năm sau đó với khoảng cách xấp xỉ 500 km. Tuy nhiên, truyền thông Nga chưa công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến các vụ thử tên lửa 9M729.
Hồi tháng 4, Tướng John Hyten, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, từng thừa nhận 9M729 có thể đánh bại mọi lá chắn phòng thủ của Mỹ và đồng minh châu Âu, nhất là khi phóng với số lượng lớn. Bởi vậy, Washington từng kêu gọi đồng minh NATO ngăn Nga ngừng triển khai tên lửa hành trình 9M729.
Đáp lại, Moscow tuyên bố cáo buộc của Washington thiếu cơ sở và bằng chứng. "Tên lửa mà Mỹ gọi là 9M729 có thông số hoàn toàn phù hợp với quy định của hiệp ước. Việc triển khai tên lửa này hoàn toàn tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi", RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Nhiều chuyên gia nhận định 9M729 là phiên bản tăng tầm của tên lửa tầm ngắn 9M728 được trang bị trên tổ hợp Iskander-M. Tên lửa 9M728 là phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình Kalibr, được quân đội Nga thử nghiệm thành công vào tháng 8/2018 với trần bay 6 km, tầm bắn lên tới 500 km và có thể tự điều chỉnh hướng bay.
Đối với phiên bản trên tàu chiến, tên lửa Kalibr-NK có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu ở khoảng cách từ 350km đến 2.600km. Còn với phiên bản nâng cấp 9M729, loại tên lửa này được cho là hưởng trọn các tính năng từ cả phiên bản 9M728 và phiên bản phóng đi từ hệ thống Kalibr-NK và có tầm bắn từ 200km đến 5.000km.
Ngoài ra, tên lửa này có thể xuyên thủng các lá chắn hiện đại nhờ hành trình bay phức tạp, dẫn đường bởi hệ thống định vị Glonass và GPS.
Nếu phóng từ Moscow hoặc Kaliningrad, tên lửa 9M729 có tầm bắn bao phủ toàn bộ khu vực Tây Âu. Nếu phóng từ vùng cực đông của Nga, tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu tại khu vực bờ biển phía tây nước Mỹ.
Xem thêm >> Sự lạnh nhạt với thành tựu của Đặng Tiểu Bình trong thời Tập Cận Bình
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.