Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Trên thực tế, Moscow muốn phá vỡ liên minh của chúng ta bằng cách sử dụng khí đốt và dầu mỏ. Nhưng Ba Lan luôn giữ một vị thế vững chắc, cũng như chúng tôi, để thúc đẩy an ninh năng lượng và độc lập”, ông Mike Pence khẳng định.
Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố thêm rằng: “Trước những nỗ lực can thiệp vào bầu cử ở châu Âu và trên thế giới, chúng ta phải cảnh giác về các ý định và các bước mà Nga đang thực hiện”.
Đồng thời, Phó Tổng thống Mỹ bày tỏ sự tin tưởng rằng "họ (Nga) sẽ không thành công, bởi vì quan hệ đồng minh của chúng ta đang mạnh nhất trong lịch sử".
Tuyên bố của ông Mike Pence được đưa ra trong bối cảnh Ba Lan, Ukraine và Mỹ ngày 31/8 vừa ký một thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực vận chuyển khí đốt để không phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.
Mục đích của thỏa thuận trên nhằm tăng cường an ninh về vận chuyển khí đốt giữa 3 nước, hợp tác trong cải cách thị trường khí đốt của Ukraine, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt tại Ba Lan và Ukraine cũng như nâng cao xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ tới châu Âu.
Quan chức Chính phủ Ba Lan chịu trách nhiệm về hạ tầng năng lượng, Piotr Naimski cho biết, Ba Lan vốn đã đẩy mạnh việc mua LNG từ Mỹ trong những năm qua, có thể vận chuyển 6 tỷ m3 khí đốt tới Ukraine bắt đầu từ năm 2021, so với mức hiện tại là 1,5 tỷ m3. “Chúng tôi sẽ nỗ lực để đa dạng nguồn cung khí đốt cho Ukraine, hiện đang phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung từ Nga”, ông Naimski cho biết tại cuộc họp báo.
Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry khẳng định Mỹ sẽ giúp Ba Lan giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Chính quyền Washington cũng đang nỗ lực tìm cách chào mời các khách hàng châu Âu nguồn khí đốt thay thế nguồn cung của Nga, vốn rẻ hơn LNG của Mỹ nhưng không ổn định, trong bối cảnh Nga thỉnh thoảng cắt vận chuyển khí đốt cho Ukraine và khu vực châu Âu do những tranh cãi về giá cả.
Hiện hơn 1/3 nguồn xuất khẩu khí đốt của Nga cho châu Âu là thông qua Ukraine. Kiev cũng thường sử dụng một phần khí đốt mà Nga vận chuyển cho các nước châu Âu để phục vụ nhu cầu của nước này ở các khu vực miền đông và miền trung.
Tuy nhiên, thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga - Ukraine dự kiến sẽ hết hiệu lực vào tháng 1/2020, và giới chức ngành năng lượng Ukraine lo ngại rằng Moscow có thể ngừng vận chuyển khí đốt qua Kiev, khiến một số khu vực của nước này không có khí đốt vào mùa đông.
Ba Lan, được xem là một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington tại châu Âu, hiện vẫn mua phần lớn lượng khí đốt từ Nga, nhưng giờ đây đã có các bước đi nhằm giảm sự phụ thuộc sau năm 2020 khi thỏa thuận lâu năm về việc cung cấp khí đốt với Gazprom hết hạn.
Nguồn nhập khẩu LNG của Ba Lan, trong đó có từ Mỹ, thông qua cảng Swinoujscie ở biển Baltic, đã tăng lên trong những năm gần đây trong khuôn khổ một kế hoạch lớn hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.
Xem thêm >> Hứng đòn thuế quan 300 tỷ USD, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.