Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đường ống dẫn khí đốt "Sức mạnh Siberia" có chiều dài 4.000km. Thông qua đường ống này, Trung Quốc có thể nhận 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga, thậm chí có thể tăng lên 60 tỷ mét khối mỗi năm sau này theo thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được hồi tháng 5/2014.
Đường ống khí đốt nằm trong hợp đồng mua bán khí đốt của Nga với Trung Quốc trị giá tới 400 tỷ USD và sẽ kéo dài 30 năm. Đây cũng là hợp đồng lớn nhất của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga.
Tổng thống Putin cho biết việc xây dựng tuyến đường ống "Sức mạnh Siberia" sẽ góp phần khí đốt hóa các khu vực Siberia và Viễn Đông của Nga, với khả năng cho phép hợp nhất mạng lưới khí đốt và thực hiện điều phối nguồn năng lượng căn cứ vào cục diện trên thế giới.
Sức mạnh Siberia cũng được coi là biểu tượng cho chính sách đảo chiều toàn diện của Nga về phía Đông. Theo dự kiến, việc vận chuyển khí đốt qua tuyến đường ống "Sức mạnh Siberia" từ mỏ Chayandinsk sẽ bắt đầu từ năm 2020.
Tập đoàn Gazprom đã hoàn thành việc nạp khí vào tuyến đường ống khí đốt "Sức mạnh Siberia" hồi cuối tháng 10 vừa qua.
Bên cạnh đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia, Nga và Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch ký kết thỏa thuận về "Power of Siberia -2" hay còn gọi là "Tuyến đường phía Tây" để cung cấp khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga đến Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019.
Theo dự kiến, đường ống mới sẽ cung cấp 30 tỷ mét khối khí thiên nhiên mỗi năm từ phía Nga.
"Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục tham vấn... Nếu chúng tôi đồng ý về "Tuyến đường phía Tây", thì tổng cộng sẽ có hơn 80 tỷ mét khối khí đốt/năm từ Nga cung cấp sang Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Nga sẽ trở thành một nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc", TASS dẫn lời ông Bạch Khắc Lực, Giám đốc Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết.
Nhu cầu về nguồn cung cấp khí đốt của Nga đang gia tăng ở Trung Quốc, tính đến năm 2035, có thể đạt 80-100 tỷ mét khối/năm.
Bên cạnh những đường ống khí đốt trên, Nga cũng sẽ sớm khởi động hai đường ống dẫn khí đốt TurkStream và Nord Stream-2 nhằm cung cấp khí đốt cho châu Âu không qua ngả Ukraine.
TurkStream, dự án dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, được kỳ vọng đi vào hoạt động trong tháng 1/2020, trong khi Nord Stream-2, đường ống giúp gia tăng gấp đôi lượng khí đốt tới Đức, dự kiến bắt đầu vận hành từ giữa năm 2020.
Xem thêm >> Trung Quốc muốn ‘tước vũ khí’ của Mỹ trong chiến tranh thương mại
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.