'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Chúng tôi không thể phá hủy các tổ hợp có tên lửa 9M729 mà Washington tuyên bố là trái với hiệp ước INF, vì không có bất kỳ căn cứ gì cho điều đó", hãng tin Sputnik ngày hôm nay (19/3) dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, Mỹ tích cực phát triển các hệ thống tên lửa tầm trung và Nga phải sẵn sàng ứng phó với điều đó.
9M729 là phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình Kalibr, được quân đội Nga thử nghiệm thành công vào tháng 8/2018 với trần bay 6 km, tầm bắn lên tới 500 km và có thể tự điều chỉnh hướng bay.
Theo RBTH, tên lửa 9M729 được thiết kế nhằm đánh chìm các loại chiến hạm mang theo tên lửa hành trình Tomahawk và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis như tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ.
Washington đã nhiều lần cáo buộc Moskva vi phạm hiệp ước INF khi phát triển tên lửa hành trình Novator 9M729 và yêu cầu Moscow phải hủy bỏ toàn bộ các tên lửa loại này.
Ngay sau khi Mỹ ra tối hậu thư đòi Nga hủy bỏ toàn bộ các tên lửa SSC-8, Bộ Quốc phòng Nga đã lần đầu tiên cho “trình làng” tên lửa 9M729 để các tùy viên quân sự nước ngoài có thể trực tiếp nhìn thấy loại vũ khí mới này của Nga.
Tuy nhiên, các đại diện của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu (EU) và NATO không đến tham dự sự kiện giới thiệu tên lửa của Nga. Diễn biến này đã phá vỡ hy vọng về việc Nga và Mỹ có thể tháo gỡ được cuộc khủng hoảng liên quan đến tên lửa 9M729 và hiệp ước INF.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hồi cuối tháng 1 đã tuyên bố rằng yêu cầu của Mỹ về việc Nga phải xóa sổ toàn bộ tên lửa hành trình 9M729 trong một quá trình được kiểm chứng là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Nga.
Ở động thái liên quan mới nhất, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết nước này sẽ phóng thử một tên lửa hành trình có tầm bắn khoảng 1.000 km vào tháng 8, tiếp đó là một tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.000-4.000 km vào tháng 11. Đây đều là loại tên lửa có tầm bắn thuộc diện bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Được biết hai loại tên lửa này sẽ được Mỹ biên chế trong khoảng 2-5 năm tới và sẽ được trang bị đầu đạn thông thường chứ không phải vũ khí hạt nhân.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington có thể triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung tại đảo Guam, khu vực phía tây Thái Bình Dương để đối phó với "mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga".
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng đây là tín hiệu chính trị khẳng định Mỹ nghiêm túc trong việc theo đuổi phát triển hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất thế hệ mới, trừ khi Nga tuân thủ quy định trong hiệp ước.
Xem thêm >> Đại diện Triều Tiên bất ngờ vắng mặt tại văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.