Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), việc thông xe trên cầu mở ra một "hành lang giao thông mới" giữa Nga và Trung Quốc, loại bỏ một số hạn chế về cơ sở hạ tầng. Theo đó, khoảng cách vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh phía bắc Trung Quốc sẽ giảm hơn 700km so với các tuyến đường hiện có.
"Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần góp phần khai thác tiềm năng hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là đối tác kinh tế lớn nhất của Nga. Thương mại giữa hai nước đang tăng trưởng ổn định và đã vượt 150 tỷ USD trong năm nay," ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu RDIF cho biết.
"Cây cầu đường sắt lịch sử bắc qua sông Amur là một trong những dự án xuyên biên giới lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời là một dự án cơ sở hạ tầng quan trọng do RDIF thực hiện. Việc đưa vào hoạt động cây cầu này sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc, đảm bảo lịch trình đáng tin cậy cho việc vận chuyển hàng hóa", ông Dmitriev nói thêm.
Bên cạnh đó, hành lang giao thông mới giữa Nga-Trung cũng góp phần bình ổn giá cả nguyên liệu thô, các nguồn năng lượng, cũng như tăng năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt của Nga và Trung Quốc lên 1,5 lần, phía RDIF cho biết.
Các mặt hàng xuất khẩu của Nga qua cầu đường sắt này dự kiến gồm than đá, khoáng sản, phân bón và các sản phẩm gỗ.
Theo báo cáo của RDIF, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận xây dựng cây cầu này vào năm 2008. Đến tháng 4/2022, cây cầu đường sắt xuyên biên giới đầu tiên của Nga bắc qua sông Amur, nối ngôi làng Nizhneleninskoe ở vùng Viễn Đông (Nga) với huyện Đồng Giang của Trung Quốc đã được khánh thành.
Câu cầu dài hơn 2,2km, trong đó có 309m chạy qua lãnh thổ Nga. Đây là cầu đường sắt đơn làn, phù hợp với tiêu chuẩn của cả Nga và Trung Quốc. Dự án được thực hiện bởi Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga với kinh phí khoảng 10 tỷ ruble (khoảng 131 triệu USD).
Hồi tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh và Moscow cũng khánh thành cây cầu cao tốc đầu tiên bắc qua sông Amur. Cây cầu cao tốc đầu tiên xuyên biên giới Nga-Trung kết nối hai thành phố Hắc Hà ở tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) với thủ phủ Blagoveshchensk thuộc Amur ở vùng Viễn Đông (Nga).
Hai nước kỳ vọng những cơ sở hạ tầng quan trọng này giúp thúc đẩy thương mại song phương, đảm bảo nguồn cung theo nhu cầu cần thiết của mỗi quốc gia.
Xem thêm >> Lo ngại lạm phát tăng tốc, Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm sang ngăn ngừa rủi ro kinh tế?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.