Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong các ngân hàng thương mại nỗ lực vượt qua những khó khăn trong thời gian qua để tái cơ cấu phải kể đến Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), cũng là hai ngân hàng được đánh giá là rất sáng tạo với những mô hình và phương pháp kinh doanh mang tính đặc thù.
Nếu như TPBank ghi dấu ấn khi lấy công nghệ làm chủ đạo với livebank, thanh toán không tiền mặt và các sản phẩm tiện tích hiện đại để cập nhật từng bước với xu hướng ngân hàng không quầy thì NCB lại thiết lập hệ sinh thái để cung ứng vốn và các dịch vụ khép kín cho khách hàng.
Rất có thể, mô hình “ngân hàng không quầy” ở TPBank tới đây, khi Ngân hàng Nhà nước cho phép định danh trực tuyến, sẽ là ngân hàng đầu tiên có nghiệp vụ tiền vay online. Hiện tại, livebank của ngân hàng này mới dừng ở các dịch vụ và tiền gửi (lãi suất cao hơn tại quầy).
Trở lại với câu chuyện cho vay hệ sinh thái, theo phân tích của ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính độc lập, hệ sinh thái được hiểu là các liên kết hàng dọc và hàng ngang.
Với liên kết hàng dọc, được hiểu là mối liên kết giữa nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Ví dụ: doanh nghiệp trồng cây cao su/chế biến các sản phẩm cao su (săm, lốp ô tô xe máy xe đạp…) và bán chúng cho các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ các sản phẩm này.
Còn với hàng ngang, bao gồm mối quan hệ giữa các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ một loại, chủng loại hàng hoá nào đó.
Vai trò của ngân hàng là cung ứng vốn và tiện ích ngân hàng cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái, kể cả hàng dọc lẫn hàng ngang.
Trao đổi với một cán bộ NCB, bà này cho biết, để hình thành chuỗi hệ sinh thái, ngân hàng lựa chọn một số ngành nghề có quan hệ lâu năm như ngành dược, thuỷ hải sản, dệt may, thời trang. Mỗi nhóm ngành là một hệ sinh thái, gồm 30 – 40 công ty. Qua đó, ngân hàng tài trợ vốn và các dịch vụ như chuyển tiền, mở tín dụng thư, phát hành bảo lãnh, tư vấn tài chính, bảo hiểm. Ví dụ, thế mạnh của NCB hiện nay là thiết lập các gói tín dụng, tiện ích “đo ni đóng giầy” cho các nhóm ngành ô tô; bao gồm từ sản xuất, thương mại cho đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như cho thuê ô tô.
NCB tự xoay xở tái cơ cấu và từng bước tiếp cận mô hình cho vay hệ sinh thái. Ảnh: Xuân Tùng
Nhìn nhận về cho vay theo hệ sinh thái, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói: “Cho vay chuỗi hoặc hệ sinh thái, ngân hàng vừa kiểm soát được vốn khi mà tiền ra, tiền vào đều nằm trong hệ thống tài khoản ngân hàng, giảm đáng kể rủi ro so với cho vay đơn lẻ. Cùng đó, ngân hàng còn bán chéo dịch vụ khác để nâng hàm lượng giá trị gia tăng”.
Theo ông Hiếu, trước đây, ngân hàng thường cho vay và cung cấp dịch vụ cho tất cả các nhóm đối tượng và thường không quan tâm đến hệ sinh thái. Kéo theo đó, quan niệm về thị trường ngách, phân khúc khách hàng chuyên biệt luôn mờ nhạt trong hoạt động ngân hàng.
Cũng chính vì vậy, các ngân hàng luôn có nhu cầu mở rộng mạng lưới để hút khách. Ở Hà Nội, TP. HCM và các đô thị lớn, chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng san sát cạnh nhau. Dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc chèo kéo khách gửi, khách vay. Sự việc trầm trọng đến mức Ngân hàng Nhà nước phải ban hành quyết định hạn chế mở chi nhánh, phòng giao dịch ở các thành phố; đồng thời, khuyến khích mở mạng lưới ở nông thôn.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nói: “Kinh doanh ngân hàng bây giờ cũng phải theo kiểu bán bia kèm lạc và các đồ nhắm, đóng gói dịch vụ cho khách hàng. Nhờ đó, khách hàng tiện lợi, ngân hàng giữ được khách, vừa tăng giá trị thu được”.
Ngoài ra, theo ông Lực, ngân hàng kiểm soát khá tốt dòng tiền bởi lẽ, tiền ra chỗ này, vào chỗ kia đều theo dõi được.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn xuất hiện rủi ro, đó là chỉ cần ngân hàng lơ là một khâu, một mắt xích bị ngắt quãng, sẽ tác động xấu đến nợ vay ngân hàng. Do vậy, để tránh rủi ro thì ngân hàng phải nắm được bản chất và nguyên lý hoạt động của chuỗi là gì. Tiếp đó, phải kiểm soát tốt dòng tiền và hệ thống tài khoản của khách hàng; thậm chí, ở một số trường hợp phải cần đến tài sản thế chấp. Điều này không phải không có lý do khi mà mới đây ở Đồng bằng sông Cửu Long, có ngân hàng bị vố đau khi khách hàng vay theo chuỗi tôm cá đã ôm theo hàng trăm tỷ ngân hàng trốn ra nước ngoài. Số nợ này hiện vẫn đang phải khoanh lại chờ xử lý.
Ngoài ra, cũng theo ông Lực ngân hàng phải có khả năng liên kết với các đối tác thương mại là bạn hàng lâu năm của khách hàng đang quan hệ với ngân hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm bắt được thông tin cũng như sự dịch chuyển tài sản (nếu có) của khách vay để sớm lên phương án ứng phó.
Một số trường hợp điển hình cho vay theo chuỗi: - Tại BIDV: tài trợ chuỗi cung ứng thủy sản, ngân hàng cấp vốn lưu động đơn lẻ, hoặc theo chuỗi khép kín theo các khâu nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản phù hợp đặc thù kinh doanh của ngành, kết hợp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trọn gói, khép kín theo nhu cầu của khách hàng. Nguyên tắc tài trợ là khép kín theo chuỗi giá trị và tài trợ độc lập theo gói sản phẩm hoặc giải pháp tài chính tương ứng với từng mảng hoạt động nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu. Ngân hàng cung cấp trọn gói từ tiền gửi, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán thương mại, bảo hiểm, ngoại hối đến phái sinh tiền tệ. Khách hàng được lợi ở chỗ, được đáp ứng tối đa nhu cầu vốn theo từng khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh; lãi suất rẻ, được giảm tối đa 20% phí dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, 10% phí bảo hiểm miễn phí dịch vụ thanh toán lương, phát hành thẻ và internet banking. Nguồn: BIDV - Tại Bac A Bank: Liên minh hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Tập đoàn TH cùng xây dựng mô hình các hợp tác xã với mục tiêu từ nay đến 2020 sẽ hình thành khoảng 300 hợp tác xã. Cùng đó, hai đơn vị này sẽ mời các doanh nghiệp tham gia xây dựng thêm 150 hợp tác xã. Qua đó, Bac A Bank sẽ tài trợ các gói vốn và sản phẩm dịch vụ cho các hợp tác xã nêu trên. Nguồn: Tập đoàn TH |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.