'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản giải thích thêm một số quy định tại Thông tư 06/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2026 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt ngân hàng) đối với khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo quy định tại Thông tư 06, các ngân hàng không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích để gửi tiền.
Luật Các tổ chức tín dụng quy định, nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Vì vậy, các ngân hàng không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích để mua chứng chỉ tiền gửi do chính ngân hàng cho vay hoặc ngân hàng khác phát hành.
Trong trường hợp khách hàng vay mua nhà, ngân hàng giải ngân vốn cho vay và phong tỏa số tiền giải ngân cho đến khi khách hàng hoàn tất thủ tục mua nhà thì không thuộc trường hợp ngân hàng cho vay để gửi tiền.
Còn trong trường hợp ngân hàng giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện việc thanh toán chi phí tiêu dùng là một trong các phương thức giải ngân vốn cho vay và đảm bảo phù hợp với quy định Thông tư 39 sửa đổi bổ sung và Thông tư 21/2017 không không thuộc trường hợp ngân hàng cho vay để gửi tiền.
Đối với vay ký quỹ, ngân hàng được thực hiện cho khách hàng vay để ký quỹ khi khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn, phù hợp với quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay của ngân hàng ban hành.
Về chứng chỉ tiền gửi, Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành để huy động vốn trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Chứng chỉ tiền gửi, về bản chất, là một loại giấy tờ có giá tương tự như sổ tiết kiệm, được ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Nhưng chứng chỉ tiền gửi không được phát hành thường xuyên quanh năm mà chỉ được đưa ra thành từng đợt tùy thuộc mỗi ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi cũng chỉ có được phát hành với một số kỳ hạn.
Các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các loại chứng chỉ tiền gửi có quy định ngày đáo hạn, lãi suất cụ thể và có thể được phát hành ở các mệnh giá khác nhau. Loại giấy tờ có giá này giúp các ngân hàng có thể chủ động huy động vốn với khối lượng, kỳ hạn mong muốn, mà không cần phải quá phụ thuộc vào khách hàng.
Nhà đầu tư lựa chọn loại tài sản này vì đây là một sản phẩm được phát hành và bảo đảm của ngân hàng, có thể giao dịch được trên thị trường thứ cấp, chuyển nhượng dễ dàng khi có nhu cầu.
Hiện một số ngân hàng cũng đã phát triển hệ thống giao dịch giúp nhà đầu tư có thể tiến hành trao đổi, mua bán sản phẩm này một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi thường sẽ cao hơn so với tiết kiệm truyền thống. Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm như hiện tại, chứng chỉ tiền gửi đang là sự lựa chọn của không ít nhà đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.