Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố mức lãi suất cho vay bình quân và chênh lệch lãi suất bình quân kỳ tháng 3/2024.
Theo đó, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng này là 6,49%/năm. Chênh lệch lãi suất (lãi suất cho vay trừ lãi suất huy động bình quân) là 3,12%/năm.
Như vậy, BIDV là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
BIDV là ngân hàng có quy mô hoạt động, mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản BIDV vượt 2,3 triệu tỷ đồng, dẫn đầu ngành ngân hàng và bỏ xa các ''ông lớn'' khác như VietinBank (2,033 triệu tỷ đồng), Agribank (2 triệu tỷ đồng), Vietcombank (1,839 triệu tỷ đồng).
Trong năm 2023, dư nợ cho vay khách hàng của BIDV đạt 1,778 triệu tỷ đồng, tăng tới 16,8%, cao hơn nhiều với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (13,71%).
Về việc công bố lãi suất cho vay bình quân, NHNN đã nhiều lần hối thúc các ngân hàng thực hiện.
Tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) công bố công khai lãi suất cho vay bình quân để người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng, lựa chọn ngân hàng để vay vốn.
Trong công văn mới đây, NHNN yêu cầu các TCTD gửi đường dẫn (link) công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng,... trước ngày 1/4. Trường hợp TCTD thay đổi đường dẫn thì phải cập nhật trong vòng 2 ngày làm việc với NHNN.
Song việc công bố lãi suất cho vay bình quân cũng nhận được một số quan điểm trái chiều của các lãnh đạo ngân hàng.
Tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024, Tổng Giám đốc Vietcombank cho rằng việc công bố lãi suất chỉ phù hợp đối với khách hàng cá nhân còn với khách hàng tổ chức, mức lãi suất được đưa ra dựa trên tổng thể lợi ích mà khách hàng mang lại cho ngân hàng (bao gồm cả tín dụng, huy động, dịch vụ). Ông đề xuất chỉ nên dừng lại ở mức công khai lãi suất bình quân với khách hàng cá nhân.
Cùng quan điểm, ông Trần Long (Phó Tổng giám đốc BIDV), ông Phạm Quang Thắng (Phó Tổng Giám đốc Techcombank) và ông Lê Quốc Long (Tổng Giám đốc SeABank) cho hay việc công bố lãi suất với khách hàng cá nhân là phù hợp còn với khách hàng doanh nghiệp là chưa phù hợp do lãi suất của nhóm doanh nghiệp tùy vào mức độ rủi ro của từng khách hàng, việc công bố lãi suất cho vay bình quân sẽ có bất cập.
Còn Tổng Giám đốc MB nêu ý kiến: với ngành ngân hàng, xã hội sẽ chỉ hiểu ở một góc độ nhất định, và nếu công bố chung cùng mức lãi suất bình quân thì sẽ có nhiều những phản ứng tiêu cực.
Trong khi đó, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú nhìn nhận, việc công khai là chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo Chính phủ và ngành ngân hàng phải thực hiện, đó là kỷ cương điều hành. Nếu các TCTD không thực hiện công bố lãi suất cho vay bình quân thì không chỉ NHNN sẽ đánh giá mà nền kinh tế, doanh nghiệp đánh giá. Hoặc nếu các ngân hàng chỉ công bố lãi suất cho vay bình quân ngắn hạn vì lãi suất này thấp thì cũng không công bằng.
"Đây là lãi suất bình quân, không phải lãi suất cho vay với từng đối tượng, từng doanh nghiệp hay từng loại hình thì không có gì vi phạm. Vì vậy, trách nhiệm khi cho vay, huy động là phải công bố lãi suất. Đề nghị các ngân hàng thực hiện tốt. Chúng ta phấn đấu để có sự công bằng, khách quan trong cạnh tranh thì các ngân hàng đều phải phấn đấu, việc này công bố không có gì khó khăn", lãnh đạo NHNN nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.