'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố ngày 13/4, tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực này dự báo sẽ đạt 6,2% năm 2017 và 6,1% năm 2018.
Tăng trưởng trong khu vực sẽ tiếp tục dựa vào mức cầu nội địa mạnh, trong đó bao gồm tăng chi tiêu công, cũng như mức tăng chi tiêu cá nhân và đầu tư ngày càng mạnh. Yếu tố khác góp phần thúc đẩy tăng trưởng là nhu cầu xuất khẩu cũng tăng dần do các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển hồi phục. Giá nguyên vật liệu tăng chậm cũng sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu trong khi không gây thiệt hại quá mức đối với các nền kinh tế nhập khẩu trong khu vực Đông Á.
"Mặc dù viễn cảnh thuận lợi như vậy, nhưng sức bật toàn khu vực còn phụ thuộc vào việc các nhà lập chính sách có khả năng nắm bắt và điều chỉnh cho phù hợp với các bất ổn toàn cầu và yếu kém trong nước như thế nào", ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng WB khu vực Đông Á Thái Bình Dương nói tại cuộc họp báo trên cầu truyền hình vừa diễn ra.
Dự báo được WB nhận định trong trung hạn, triển vọng của Việt Nam vẫn thuận lợi. Tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm từ 2017 - 2019, chủ yếu dự vào sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.
Áp lực lạm phát nhìn chung ở mức thấp do giá năng lượng và giá thương phẩm toàn cầu đang giảm. Dự báo lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019 chỉ tăng ở mức 4% mỗi năm.
Tình hình ngân sách của Việt Nam cũng sẽ được củng cố phần nào trong thời gian tới, bên cạnh đó quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh, nhưng sẽ được triển khai dần dần nhằm kiềm chế tăng nợ công.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WB cho rằng, dù triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực, nhưng những rủi ro vẫn còn đó. Đối với trong nước, chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu có thể làm tăng nguy cơ dễ tổn thương về kinh tế vĩ mô và giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Về yếu tố bên ngoài, kinh tế thế giới biến động mạnh có thể tác động qua các kênh thương mại và đầu tư khiến cho triển vọng tăng trưởng của Việt Nam ảm đạm hơn.
WB đánh giá, Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm hỗ trợ cho mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất. Tuy nhiên, tâm lý bảo hộ và những rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ ở các nền kinh tế lớn cũng là những rủi ro lớn cho nền kinh tế đã rất mở của Việt Nam.
Khối nghiên cứu của HSBC cũng vừa công bố báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam quý I/2017 với tiêu đề "Tăng trưởng liệu có vấn đề?". Tốc độ tăng trưởng của quý I/2017 của Việt Nam đã ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, theo HSBC, đây chỉ là một sự bước lùi nhỏ và lĩnh vực sản xuất sẽ có nhiều khả năng thúc đẩy tăng trưởng trong những quý sắp tới.
Trong khi đó, Ngân hàng ADB đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế 6,3% năm 2017 với khuyến cáo Việt Nam nên chú trọng gỡ nút thắt trong nông nghiệp. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế (NCIF) cũng đưa ra mức dự báo tăng trưởng tương tự. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) lại thận trọng hơn khi đưa ra mức dự báo tăng trưởng năm 2017 chỉ ở mức 6,1%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.