'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kết thúc năm tài chính 2020, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra tại ĐHĐCĐ hồi đầu năm và có mức tăng trưởng ấn tượng so với năm 2019.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.729 tỷ đồng tăng 24%, hoàn thành 115% kế hoạch 2020; tổng tài sản 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5%; tổng dư nợ thị trường 1 đạt 108.869 tỷ đồng, tăng 10,5%.
Bên cạnh đó, cổng huy động thị trường 1 đạt 113.276 tỷ đồng tăng 18%; doanh thu thuần ngoài lãi đạt 1.522 tỷ đồng; tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hiệu quả ở mức 47,5%.
Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 0,81% và 11,06%; tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,86%.
Trong năm 2020, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, trở thành một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam và được chấp thuận niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phiếu với mã chứng khoán SSB trên HoSE trong quý I/2021.
>>> Xem thêm: SeABank: Lãi trước thuế đạt gần 1.730 tỷ, vượt 15% kế hoạch năm
Quý IV/2020, thu nhập lãi của Vietbank tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1.288 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng mạnh ở mức 22,7%, ghi nhận 1.202 tỷ đồng ở quý IV/2020 trong khi cùng kỳ là 908 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần của Vietbank giảm sâu về 85,7 tỷ đồng, chỉ bằng gần 28% mức thực hiện cùng kỳ năm 2019.
Trong quý IV, Vietbank ghi nhận hơn 252 tỷ đồng lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, được hoàn nhập hơn 18 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Kết quý IV, Vietbank báo lãi trước thuế đạt vỏn vẹn 29 tỷ đồng, mức sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 84%.
Lũy kế năm 2020, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này đạt hơn 573 tỷ đồng, chỉ bằng chưa đến một nửa mức thực hiện năm 2019. Lãi trước thuế năm 2020 của ngân hàng này đạt hơn 400 tỷ đồng, giảm 34% so với con số 612 tỷ đồng ở năm 2019.
Tổng tài sản của Vietbank tại ngày 31/12/2020 đạt 91.660 tỷ đồng, tăng gần 33% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ lên hơn 44.345 tỷ đồng, chứng khoán đầu tư cũng tăng từ 10.601 tỷ đồng (đầu năm 2020) lên 27.537 tỷ đồng (cuối năm 2020).
Tổng nợ phải trả của Vietbank tăng hơn 35% so với đầu năm lên 86.365 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở tiền gửi của khách hàng (tăng 30% lên hơn 64.534 tỷ đồng).
Tỷ lệ nợ xấu trên dự nợ vay tăng thêm 0,43 điểm phần trăm lên 1,75% tại thời điểm chốt quý IV/2020.
>>> Xem thêm: Vietbank: Lãi trước thuế đạt hơn 400 tỷ đồng, nợ xấu tăng 46%
Kế hoạch lợi nhuận năm 2021 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) được tiết lộ cách đây không lâu tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Theo đó, mục tiêu của MB là đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 25-30% trong năm nay.
Các cơ sở cho mục tiêu tham vọng này phải kể đến đầu tiên là lực đẩy từ mảng tín dụng.
Trong 3 quý đầu năm 2020, dư nợ cho vay của MB chỉ tăng 7,3%, tương đương tăng trên 18.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ riêng trong quý IV/2020, dư nợ cho vay đã tăng tới trên 29.600 tỷ đồng, giúp tăng trưởng dư nợ cho vay của MB trong cả năm 2020 lên đến 19,2%. Lượng lớn dư nợ cho vay tăng thêm trong quý cuối cùng của năm 2020 chắc chắn sẽ tạo ra lực đẩy mạnh mẽ cho doanh thu năm 2021.
Thứ hai, năm 2020, MB dành khá nhiều nguồn lực để tăng cường trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của ngân hàng này đến cuối năm ngoái chỉ ở mức 1,09%, trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất lên đến 134%.
Điều này sẽ giúp MB giảm áp lực trích lập dự phòng trong năm 2021, trong bối cảnh việc sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN dự kiến sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực trích lập dự phòng đối với toàn ngành ngân hàng từ năm nay đến hết năm 2023.
Thứ ba, nền lợi nhuận năm 2020 khá thấp, chỉ nhỉnh hơn khoảng 6% so với năm 2019. Nền so sánh thấp cho phép MB dễ dàng hơn trong việc đạt tăng trưởng cao trong năm 2021.
>>> Xem thêm: Cơ sở nào để MB đưa ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 'khủng' trong năm 2021?
Lũy kế cả năm 2020, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đạt lợi nhuận trước thuế 13.019 tỷ đồng, tăng tới 26% so với năm 2019.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ngân hàng này vẫn tăng trưởng được nguồn thu trong năm vừa qua. Tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.033 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động tín dụng đem về thu nhập lãi thuần 32.345 tỷ đồng, tăng 5,5%.
Đáng chú ý, trong tổng dư nợ, 2 khoản mục liên quan đến tài chính tiêu dùng là “Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác" lần lượt bị giảm tỷ trọng xuống còn 38,88% và 10,95%, trong khi ở thời điểm cuối năm 2019 là 43,16% và 11,5%.
Thay vào đó, hai khoản mục ghi nhận tỷ trọng tăng mạnh là "Hoạt động kinh doanh bất động sản" tăng từ 9,48% cuối năm 2019 lên 12,7% cuối năm 2020, trong khi tỷ trọng "Cho vay cá nhân để mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất để xây nhà ở" tăng từ 10,63% lên 12,49%.
Bên cạnh đó, lĩnh vực cũng liên quan đến bất động sản là "Xây dựng" cũng ghi nhận tăng tỷ trọng cho vay từ 8,4% lên 8,49%.
Rõ ràng, trong bối cảnh năm 2020 đầy khó khăn, "vua" tín dụng tiêu dùng VPBank đã dồn lực sang cho vay bất động sản để cải thiện khả năng sinh lời.
Nhờ tiết giảm mạnh chi phí hoạt động nên dù tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng nhưng ngân hàng này vẫn báo lãi năm 2020 tăng tới 26%.
Về nợ xấu, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy tổng nợ xấu của VPBank đến hết năm 2020 là 9.923 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu hợp nhất trên dư nợ cho vay là 3,4%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất ở mức 45%.
>>> Xem thêm: VPBank lãi đậm 'năm Covid': Khi 'vua' tiêu dùng dồn lực vào bất động sản
Theo tài liệu họp ĐHCĐ bất thường năm 2021 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB), HĐQT Kienlongbank sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 của ông Lê Trung Việt và bầu bổ sung 2 thành viên vào HĐQT của ngân hàng này.
Danh sách giới thiệu gồm bà Trần Thị Thu Hằng và ông Lê Hồng Phương.
Theo thông tin từ Kienlongbank, bà Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985, đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine từ tháng 3/2019 tới nay, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư SIPT trong lĩnh vực bất động sản.
Giai đoạn 2011-2018, bà Hằng từng làm trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của LienVietPostBank, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn cấp 3 tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB). Từ năm 2018, bà Hằng gắn bó với lĩnh vực bất động sản, từng là Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sunshine Homes, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Sunshine Tech.
Ông Lê Hồng Phương sinh năm 1976, là Cử nhân Kinh tế đối ngoại, Đại học khoa học xã hội và nhân văn đồng thời là Cử nhân Anh văn, Đại học Ngoại ngữ.
Ông Phương đã có 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2014, ông đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
Từ tháng 1/2015, ông Lê Hồng Phương gia nhập NCB và từng được giao đảm nhận nhiều vị trí cấp cao tại ngân hàng này, trong đó từ tháng 10/2017 – tháng 3/2019, ông Lê Hồng Phương chính thức giữ ghế Tổng giám đốc NCB.
Ông hiện là Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT Công ty Cổ phần BBGroup (lĩnh vực năng lượng, bất động sản, F&B, tài chính).
>>> Xem thêm: CEO Sunshine và cựu CEO NCB ứng cử vào HĐQT Kienlongbank
Nhận định trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay trong bối cảnh nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp nhất thập kỷ, số lượng doanh nghiệp đóng cửa tăng vọt, ngành ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận tốt.
"Tình hình hiện tại là tích cực hơn kỳ vọng ban đầu dựa trên lo ngại về chi phí dự phòng tăng mạnh và nhu cầu cho vay yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Điều này cũng nhờ vào việc cơ cấu nợ và duy trì giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch theo Thông tư 01 đã giúp giảm áp lực trích lập cho các khoản cho vay tái cơ cấu", chuyên gia của VDSC đánh giá.
Năm 2021, những lo ngại này sẽ trở lại khi Thông tư 01 hết hiệu lực. Chi phí dự phòng cao và độ trễ trong hình thành nợ xấu được dự đoán sẽ cản trở tăng trưởng lợi nhuận.
Trên thực tế, trong vài tuần đầu của năm 2021, một số ngân hàng lớn đã công bố kết quả tài chính sơ bộ, cho thấy xu hướng giảm tỷ lệ nợ xấu đáng kể.
Với quy mô nợ xấu và số dư nợ cơ cấu lại của các ngân hàng, công ty chứng khoán này cho rằng bộ đệm dự phòng sẽ phân hóa giữa các ngân hàng.
Về chi phí trích lập dự phòng, các ngân hàng quốc doanh sẽ có mức tăng chi phí tín dụng thấp hơn do cách tiếp cận thận trọng trong năm 2020 đã mang lại bộ đệm tốt và mức nền trích lập cao.
Trong năm 2021, các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01.
Theo VDSC, đối với một số ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng, lợi nhuận sẽ chịu ít áp lực hơn. Đối với các ngân hàng có tỷ lệ chi phí tín dụng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp, quy mô nợ tái cơ cấu đáng kể, chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh.
>>> Xem thêm: Nợ xấu dần lộ diện, lợi nhuận ngân hàng năm 2021 sẽ phân hóa
Lãi thuần từ hoạt động cốt lõi của Saigonbank là tín dụng sụt giảm hơn 29%, chỉ thu về 144 tỷ đồng do chi phí huy động quá lớn trong khi nguồn thu lại giảm.
Hoạt động duy nhất ghi nhận tăng trưởng của Saigonbank là kinh doanh ngoại hối và vàng. Mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 lên đến 58%, nhưng con số thu về chỉ khiêm tốn là 8,6 tỷ đồng trong quý IV.
Ngoài ra, Saigonbank còn thu về hơn 11 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ và khoản lãi khác hơn 22 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi chi phí hoạt động hơn 112 tỷ đồng cùng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 131 tỷ đồng, Saigonbank báo lỗ trước thuế hơn 56 tỷ đồng trong quý IV/2020.
Lũy kế năm 2020, thu nhập lãi thuần của Saigonbank là hơn 590 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019. Lãi thuần từ dịch vụ giảm hơn 14%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng tăng 172%, lần lượt đem về cho Saigonbank 37,5 tỷ đồng và 31,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của Saigonbank năm 2020 đạt hơn 121 tỷ đồng, sụt giảm ở mức 33%.
Quy mô tổng tài sản của Saigonbank tính đến ngày 31/12/2020 là 23.942 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng từ 14.442 tỷ đồng (đầu năm 2020) lên 15.447 tỷ đồng (cuối năm 2020).
Tổng nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 là 223 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,94% về 1,44%.
>>> Xem thêm: Saigonbank lỗ trước thuế quý IV hơn 56 tỷ đồng, nợ xấu giảm 21%
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.