Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo thông báo từ phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngày tổ chức ĐHCĐ thường niên sẽ chuyển từ 27/2/2021 sang ngày 12/3/2021, địa điểm tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, 773 đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tại đại hội, BIDV sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2021, đồng thời dự kiến thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 và bầu bổ sng thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022.
Ngoài ra, BIDV cũng dự kiến trình ĐHCĐ thường niên về việc chuyển đổi chi nhánh Yangon thành ngân hàng con.
Năm 2020, BIDV ghi nhận thu nhập lãi thuần hơn 35.797 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế thu về hơn 9.213 tỷ đồng trong năm 2020.
Tính đến ngày 31/12/2020, quy mô tài sản của ngân hàng này đạt trên 1,51 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền gửi khách hàng đạt hơn 1,22 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 1,21 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) vừa có thông báo xin ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua nội dung điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ.
Theo đó, để nâng cao năng lực tài chính, NCB dự kiến chào bán 150 triệu cổ phiếu, tương đương gần 37% vốn điều lệ cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua, 1 quyền mua sẽ được mua 0,3687 cổ phiếu tăng vốn mới.
Thời gian phát hành dự kiến từ quý I đến quý II/2021. Với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, nếu thương vụ diễn ra như kì vọng, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 4.100 tỷ đồng lên hơn 5.600 tỷ đồng.
Về mục đích sử dụng vốn, NCB dự kiến chi 50 tỷ để thay đổi và xây dựng hình ảnh hương hiệu, 150 tỷ để đầu tư phát triển hạng mục Digital Banking, khoảng 300 tỷ tăng vốn bổ sung cho công ty AMC và 1.000 tỷ còn lại để bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, NCB cũng xin ý kiến cổ đông về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ năm 2021. Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành 3.000 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương quy mô 3.000 tỷ đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá, kỳ hạn 6 năm.
Số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn hoạt động cho NCB, đáp ứng nhu cầu cho vay đối với các dự án trung và dài hạn.
>>> Xem thêm: NCB muốn tăng vốn thêm 1.500 tỷ đồng, huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu
Ngân hàng Nhà nước ngừng mua ngoại tệ giao ngay, đồng thời thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng có hủy ngang với tỷ giá mua kỳ hạn là 23.125 VND/USD (bằng mức giá mua giao ngay gần nhất). Mỗi tổ chức tín dụng chỉ được hủy ngang 1 lần và toàn bộ giá trị giao dịch đối với mỗi bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước theo phương án này.
Đối tượng Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ dương và có nhu cầu bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước; mức ngoại tệ mua tối đa cho mỗi tổ chức tín dụng mỗi lần tương đương mức để đưa trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng đó về cân bằng.
Trạng thái ngoại tệ để xem xét duyệt mua ngoại tệ là trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng vào cuối ngày làm việc liền trước ngày làm việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ.
Trong thông báo mới đây gửi các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết từ ngày 17/2/2021, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn có hủy ngang mỗi tuần một lần vào ngày thứ Tư hàng tuần, thay vì mua hàng ngày như trước đây. Trong trường hợp ngày thứ Tư trùng với ngày nghỉ lễ thì ngày mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
>>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước chỉnh phương án mua ngoại tệ
Tính đến ngày 31/12/2020, quy mô tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đạt 633.277 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 578.703 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 351.386 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh năm riêng lẻ, SCB ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt trên 658 tỷ đồng.
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.775 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán đạt gần 700 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng của SCB bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19, làm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lần lượt ghi nhận 1,16% và 0,81%.
SCB đã tiến hành trích lập dự phòng rủi to tín dụng gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2020, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên 13.600 tỷ đồng.
Được biết, SCB mới đây đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.000 tỷ đồng, từ mức vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng lên 20.231 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-nha-nuoc-chinh-phuong-an-mua-ngoai-te-20180504224249661.htm
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.