Ngân hàng tuần qua: Vietcombank lên tiếng về ‘tạm khóa báo có’, SHB được tăng vốn thêm 7.413 tỷ đồng

Hải Đường - 25/09/2021 07:20 (GMT+7)

(VNF) - Agribank đấu giá khoản nợ hơn 145 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Việt; SHB được chấp thuận tăng vốn thêm tối đa 7.413 tỷ đồng; Vietcombank chính thức lên tiếng về 'tạm khoá báo có tài khoản'; 17 ngân hàng lọt top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt Nam do Forbes bình chọn; 8 triệu cổ phiếu BVB do Saigonbank bán đấu giá tiếp tục ế;… là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF
SHB được chấp thuận tăng vốn thêm tối đa 7.413 tỷ đồng là một trong những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua

Agribank đấu giá khoản nợ hơn 145 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Việt

Tổng dư nợ của Công ty Ngôi Sao Việt tại Agribank tính tới ngày 18/8/2021 là hơn 145 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 78,3 tỷ đồng, dư nợ lãi là 66,7 tỷ đồng. 

Giá khởi điểm mà Agribank đưa ra cho khoản nợ này bằng tổng giá trị khoản nợ là hơn 145 tỷ đồng, chưa bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác phải nộp theo quy định.

Khoản nợ dự kiến được Agribank bán đấu giá vào ngày 29/9 tới đây.

Theo tìm hiểu, Công ty Ngôi Sao Việt được thành lập vào tháng 12/2010, đặt trụ sở tại số 129, tổ dân phố số 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Người đại diện theo pháp luật là ông Lê Tuấn Hùng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.

Theo thông tin mà VietnamFinance có được, giai đoạn 4 năm từ 2016-2019, trong khi doanh thu tăng giảm thất thường thì Công ty Ngôi Sao Việt lại lỗ liên tiếp nhiều năm.

Cụ thể, doanh thu năm 2016 đạt gần 15 tỷ đồng và giảm 56% về 6,6 tỷ đồng vào năm 2017. Đến năm 2018, doanh thu của Ngôi Sao Việt tăng 27% lên 8,39 tỷ đồng và giảm 7% còn 7,8 tỷ đồng vào năm 2019.

Đáng chú ý, Ngôi Sao Việt ghi nhận lỗ liên tiếp 4 năm liền trong giai đoạn 2016-2019 với mức lỗ từ hơn 6,7 tỷ đồng đến hơn 15,2 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: Agribank đấu giá khoản nợ hơn 145 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Việt

SSI: Tiền gửi vào ngân hàng giảm trong tháng 7 do dịch bệnh kéo dài, nhu cầu tiền mặt tăng

Trong bản tin thị trường tiền tệ được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI cho biết các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới trong tuần qua. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ khoảng 0,02 điểm phần trăm, kết tuần ở 0,68% cho kỳ hạn qua đêm và 0,8% cho kỳ hạn 1 tuần.

Cũng tại báo cáo, phía SSI cho biết lãi suất huy động có diễn biến trái chiều ở nhiều ngân hàng. Cụ thể, trong khi lãi suất được điều chỉnh giảm khoảng 0,1-0,3% ở các ngân hàng thương mại lớn như BIDV, Techcombank, Sacombank thì các ngân hàng nhỏ như Baovietbank, PGBank lại điều chỉnh tăng.

“Điều này một phần là do áp lực của Thông tư 08/2020, có hiệu lực từ ngày 1/10/2021 kiểm soát tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm lãi suất cho vay”, chuyên gia cho biết.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng tiền gửi trong tháng 7 đã giảm 0,2% so với tháng trước, chủ yếu đến từ mức giảm 0,5% của tiền gửi từ tổ chức kinh tế. Phía SSI nhận định tăng trưởng tiền gửi hầu như đi ngang trong suốt 3 tháng qua, khi dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp và khiến nhu cầu tiền mặt tăng.

Cũng theo công ty chứng khoán này, chênh lệch tiền gửi – tín dụng đã tiếp tục thu hẹp kể từ tháng 11/2020, tuy nhiên SSI nhận định rằng mức chênh lệch này chưa thực sự tạo áp lực. Các chuyên gia phân tích của SSI cho rằng lãi suất huy động vẫn tiếp tục đi ngang và có thể giảm trong trường hợp NHNN cần phải có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.

>>> Xem thêm: SSI: Tiền gửi vào ngân hàng giảm trong tháng 7 do dịch bệnh kéo dài, nhu cầu tiền mặt tăng

SHB được chấp thuận tăng vốn thêm tối đa 7.413 tỷ đồng

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố về việc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 7.413 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, SHB sẽ chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10,5%, qua đó nâng vốn điều lệ lên 21.282 tỷ đồng và chào bán hơn 539 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 28% với mức giá dự kiến là 12.500 đồng/cổ phiếu. Mức vốn điều lệ mục tiêu của SHB sau 2 đợt phát hành là hơn 26.600 tỷ đồng.

Trước đó, SHB đã hoàn tất việc chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, nâng vốn điều lệ lên mức hơn 19.260 tỷ đồng như hiện nay.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 3.095 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành hơn 53% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Ngân hàng này vào cuối tháng 8 vừa qua đã công bố thương vụ chuyển nhượng SHB Finance cho Krungsri – thành viên thuộc Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG).  

Theo thông tin từ phía Krungsri, giá trị của thương vụ chuyển nhượng này có thể lên đến 3.590,3 tỷ đồng (tương đương 5.184,4 tỷ baht Thái). Mục đích nhận chuyển nhượng SHB Finance là để phát triển hoạt động kinh doanh của đơn vị này ở bên ngoài Thái Lan, tăng lợi thế về cạnh tranh và mở rộng tệp khách hàng tại khu vực Đông Nam Á.

>>> Xem thêm: SHB được chấp thuận tăng vốn thêm tối đa 7.413 tỷ đồng

Vietcombank chính thức lên tiếng về 'tạm khoá báo có tài khoản'

Fanpage của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank) mới đây đã đăng tải giải đáp các vấn đề liên quan đến từ khoá "tạm khóa báo có tài khoản" đang được dư luận quan tâm thời gian gần đây.

Vietcombank cho biết Điều 16, Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 v/v hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định: “Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

Do đó, "tạm khóa báo có tài khoản" được hiểu là việc ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng.

Nếu tài khoản được khoá toàn bộ cả 2 chiều ghi nợ và ghi có hoặc tài khoản được khóa chiều "ghi có" thì số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ không được "ghi có" vào tài khoản và được hoàn trả cho người chuyển tiền.

Đối với các trường hợp tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng, tài khoản sẽ không "ghi có" bất cứ giao dịch nào kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện khóa chiều "ghi có" theo yêu cầu của khách hàng.

Vietcombank cũng cho biết ngân hàng sẽ xử lý theo nguyên tắc. Cụ thể, đối với các giao dịch chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank và chuyển tiền nhanh 24*7 ngoài hệ thống qua Napas, hệ thống hiển thị thông báo cho khách hàng và chặn không cho thực hiện giao dịch.

Đối với các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống IBPS của NHNN và các giao dịch chuyển đến từ nước ngoài, khi Vietcombank nhận được các giao dịch chuyển đến này sẽ thực chuyển trả lại ngân hàng chuyển (để ngân hàng này chuyển tiền trả lại người chuyển tiền). Thời gian xử lý giao dịch tuân thủ theo quy định của NHNN (giao dịch qua IBPS) và theo quy định của SWIFT/công ty chuyển tiền nước ngoài.

>>> Xem thêm: Vietcombank chính thức lên tiếng về 'tạm khoá báo có tài khoản'

17 ngân hàng lọt top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt Nam do Forbes bình chọn

Tạp chí Forbes Việt Nam mới đây đã công bố danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu năm 2021 với sự góp mặt của 17 ngân hàng TMCP, 5 công ty chứng khoán và 3 công ty bảo hiểm.

Đại diện Forbes Việt Nam cho biết nhờ quy mô và tính chất hoạt động, nhóm ngân hàng có đến 17 đại diện, bao gồm 14 vị trí dẫn đầu.

Top 5 trong danh sách thương hiệu tài chính dẫn đầu gồm có 3 ngân hàng quốc doanh và 2 ngân hàng tư nhân. Trong đó Vietcombank đứng đầu bảng với giá trị 705 triệu USD, cao gấp 2,8 lần giá trị được Forbes xác định trong danh sách năm 2020.

Theo sau đó là Techcombank (430 triệu USD), VietinBank (388 triệu USD), VPBank (356 triệu USD) và BIDV (320 triệu USD). Tương tự như Vietcombank, giá trị thương hiệu của 4 ngân hàng còn lại trong top 5 cũng tăng từ 2,5 đến hơn 3 lần so với mức giá trị được Forbes công bố năm 2020.

Một số ngân hàng khác trong danh sách với giá trị thương hiệu được xác định ở mức cao có thể kể đến là MB (312 triệu USD), ACB (257,3 triệu USD), HDBank (162 triệu USD), VIB (138 triệu USD),...

Bên cạnh các ngân hàng TMCP, đại diện các công ty bảo hiểm góp mặt trong danh sách bao gồm Tập đoàn Bảo Việt (BVH) ở vị trí thứ 14 với giá trị thương hiệu 72 triệu USD, Công ty Cổ phần PVI ở vị trí thứ 21 với giá trị thương hiệu 28,5 USD và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ở vị trí thứ 25 với giá trị thương hiệu 10 triệu USD.

Nhóm cuối cùng góp mặt 5 đại diện trong danh sách top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu do Forbes bình chọn là các công ty chứng khoán. Trong đó, đứng đầu trong các công ty nhóm này là Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với giá trị thương hiệu do Forbes tính toán đạt 59,6 triệu USD. Theo sau là Công ty Chứng khoán SSI đạt 42,3 triệu USD, cao hơn mức 32,9 triệu USD trong năm 2020.

Các công ty Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) và Công ty Chứng khoán VNDirectlần lượt đạt giá trị thương hiệu là 27,9 triệu USD, 20 triệu USD và 17,5 triệu USD.

>>> Xem thêm: 17 ngân hàng lọt top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt Nam do Forbes bình chọn

8 triệu cổ phiếu BVB do Saigonbank bán đấu giá tiếp tục ế

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa thông báo về việc hủy bán đấu giá cổ phần ra công chúng của cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) sở hữu tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, UPCoM: BVB).

Phía HoSE cho biết, tính 16h ngày 17/9/2021 là thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia, hệ thống đấu giá của HoSE không ghi nhận có nhà đầu tư tham gia.

Phiên đấu giá không đủ điều kiện tổ chức theo quy định và được coi là không thành công.

Được biết, đây là lần thứ 2 Saigonbank tiến hành đấu giá 8 triệu cổ phiếu BVB, tương đương 2,25% vốn điều lệ của Viet Capital Bank.

Ở cả hai phiên đấu giá, mức giá khởi điểm được công bố đều là 22.800 đồng/cổ phiếu. Mức giá này đã được điều chỉnh tăng 31% so với mức giá mà Saigonbank từng công bố trong phương án chuyển nhượng vốn tại Viet Capital Bank hồi tháng 4 trước đó.

Như vậy, kể từ khi công bố phương án thoái vốn, Saigonbank đã 2 lần phải “mang đi và mang về” 8 triệu cổ phiếu BVB và vẫn chưa thể thoái vốn khỏi ngân hàng này.

>>> Xem thêm: 8 triệu cổ phiếu BVB do Saigonbank bán đấu giá tiếp tục ế

Chủ tịch Sunshine Group được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Kienlongbank

Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) mới đây đã công bố quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm ông Đỗ Anh Tuấn vào vị trí phó tổng giám đốc kể từ ngày 20/9/2021 đến hết ngày 19/9/2022.

Ông Đỗ Anh Tuấn sinh ngày 15/5/1975, là cử nhân Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông Tuấn hiện đang giữ vị trí chủ tịch HĐQT tại 5 công ty là Tập đoàn Sunshine, Tập đoàn KSFinance, Công ty Cổ phần Xây dựng SCG, Công ty Cổ phần Sunshine Homes và Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes.

Được biết, số lượng cổ phiếu KLB mà Chủ tịch Tập đoàn Sunshine hiện đang nắm giữ là hơn 12,4 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu là 3,83%. Dự kiến trong thời gian từ ngày 27/9 đến ngày 27/10, ông Tuấn sẽ mua vào 3,5 triệu cổ phiếu KLB, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,91%.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận với mục đích đầu tư cá nhân.

Tạm tính theo thị giá của KLB, ông Đỗ Anh Tuấn dự kiến phải chi hơn 78 tỷ đồng để gom hết số cổ phiếu đã đăng ký mua.

>>> Xem thêm: Chủ tịch Sunshine Group được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Kienlongbank

Kỳ vọng cầu tín dụng bật tăng trong quý IV

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính tới cuối tháng 8/2021, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế so với đầu năm đạt 7,4% với mức dư nợ tăng lên đạt trên 680 nghìn tỷ đồng, tiếp tục có diễn biến tăng sau khi đạt 6,66% vào cuối tháng 7. Như vậy, nếu so với tháng ngay trước đó, tăng trưởng tín dụng của tháng 7 và tháng 8 vẫn tiếp tục duy trì dương, với mức tăng lần lượt 0,69% và 1,13%.

Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu thiệt hại từ đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất kinh doanh do lệnh giãn cách từ chỉ thị 16 ở nhiều địa phương.

"So với cùng kỳ, sau 8 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt mức 4,82%, như vậy, mức tăng trưởng trong 8 tháng năm nay gấp khoảng 1,5 lần năm ngoái", BVSC nhấn mạnh.

Trong các tháng cuối năm, BVSC cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục hồi phục mạnh, dự kiến từ tháng 10, trong kịch bản các địa phương dần gỡ bỏ các lệnh giãn cách và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở cửa trở lại.

"Riêng trong quý IV/2020 khi các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và các hoạt động dịch vụ du lịch nội địa bắt đầu được mở cửa trở lại, dư nợ tín dụng tăng từ 6,08% (cuối tháng 9) lên 12,13% vào cuối năm. Như vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và việc tiêm vaccine Covid-19 tiếp tục được triển khai tích cực, cầu tín dụng sẽ ghi nhận sự bật tăng và nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ cấp thêm hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho các ngân hàng thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt độn", BVSC nêu quan điểm.

>>> Xem thêm: Kỳ vọng cầu tín dụng bật tăng trong quý IV

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.