'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, Giáo sư đại học Luis Oliveros nói rằng, theo thống kê của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC), Venezuela sản xuất được 2.894.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 12/2013, tuy nhiên tính trong tháng 11 năm nay, nước này chỉ sản xuất được 1.837.000 thùng.
Đáng nói, đến năm 2018, sản lượng có thể giảm thêm 250.000 thùng/ngày. Tỷ lệ giảm này đang tăng chóng mặt và Venezuela, nước đồng sáng lập của OPEC năm 1960, đang trở thành một thành viên rất bình thường trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, chuyên gia kinh tế Oliveros chỉ ra.
Theo đó, nhiều tờ báo địa phương cho biết, Tổng thống Nicolas Maduro vừa ra lệnh cho ông Manuel Quevedo, Bộ trưởng dầu khí kiêm Chủ tịch Công ty dầu khí quốc doanh Venezuela (PDVSA) làm sao để tăng sản xuất một triệu thùng dầu mỗi ngày.
Bước đi này nhằm đạt mục tiêu trước mắt là mức hạn ngạch 2017-2018 của OPEC, lên đến 1.970.000 thùng mỗi ngày, cố vấn Tổng thống, ông Ali Rodriguez nói.
Ông Alberto Cisneros, Chủ tịch Công ty tư vấn dầu Global Business Consultants cho biết: "Để duy trì sản lượng hiện tại 1.850.000 thùng/ngày chưa kể đến việc tăng, Venezuela cần phải đầu tư 4-5 tỷ USD vào ngành này và hiển nhiên là số vốn này không hề có".
Bên cạnh đó, "ngành dầu mỏ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quản lý kể từ khi PDVSA sa thải 18.000 nhân viên, chiếm một nửa số nhân viên của họ, sau khi có cuộc đình công chống lại chính phủ", ông Victor Poleo, cựu Bộ trưởng Năng lượng nước này cho hay.
Thêm nữa, tham nhũng đã trở nên trầm trọng khi mới đây 67 giám đốc điều hành và nhà quản lý PDVSA đã phải lĩnh án tù vì các tội danh từ giả mạo số sản xuất đến biển thủ và vi phạm chủ quyền quốc gia.
Tựu chung, dưới đám mây tham nhũng, thiếu kinh nghiệm và hoạt động gian lận, PDVSA đã phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela dường như đang bước vào một vòng xoáy chết người khiến Tổng thống Nicolas Maduro hết sức đau đầu.
Sản xuất đang giảm do thiếu đầu tư và bảo dưỡng. Khắp đất nước, sản lượng sản xuất dầu khí ở mỗi mỏ đang giảm đến hàng ngàn thùng mỗi ngày. Dẫn theo đó là số dầu khí xuất khẩu sang các nước cũng giảm đáng kể.
Theo ông Cisneros, ngành lọc dầu của Venezuela có thể thậm chí còn tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do các nhà máy lọc dầu ở đây được lắp đặt để sản xuất 1,3 triệu thùng mỗi ngày tương đương với mức hoạt động 90-95% công suất trong một vài năm trước đây. Tuy nhiên, hiện tại, những nhà máy này chỉ làm việc được đến 30-35%.
"Chúng tôi thậm chí không đáp ứng được nhu cầu xăng trong nước mình, vì vậy chúng tôi đã phải nhập khẩu một số lượng nhất định", ông Cisneros cho biết.
Theo tờ Havana Times, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này nằm ở chỗ là mức giá rẻ đến vô lý của xăng dầu nước này. Một lít xăng của Venezuela có giá 1 bolivar, với tỷ giá hối đoái chính thức có thể bằng 0,10 USD, nhưng với tỷ giá trên thị trường chợ đen thì chỉ với 1 USD (tương đương 22.700 đồng), bạn có thể mua 100.000 lít xăng tại đây.
Hơn nữa, vấn đề buôn lậu nhiên liệu từ nước này sang Colombia, Brazil và Caribe đang ngày càng tăng.
Đáng nói, Hoa Kỳ cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Venezuela khiến cho quốc gia này và PDVSA khó có thể đàm phán lại những khoản mà họ đã nợ.
"Việc bị trừng phạt đang khiến cho các đối tác đầu tư vào các công ty liên doanh của Venezuela ngày càng ít. Ngành công nghiệp dầu mỏ nước này dường như đang bước vào một vòng xoáy chết người", ông Francisco Monaldi, chuyên gia về Venezuela, từ Đại học Rice, Texas (Mỹ) nhấn mạnh.
"Để cứu được, chỉ có 2 khả năng: một là Chính phủ hiện hành phải hành động trong cả hai lĩnh vực kinh tế và dầu mỏ. Hai là phải có sự thay đổi trong chính trị và đất nước khi tận dụng lợi thế về nhân lực, tài chính và dầu mỏ", ông này kết luận.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.