Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.
Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về ngành công nghiệp Dầu khí của Việt Nam, ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 đã được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành Dầu khí Việt Nam.
Kể từ đó đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển của Tổng Cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), ngành dầu khí Việt Nam luôn hoàn thành sứ mệnh được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, đạt nhiều thành tích đáng tự hào.
Từ những năm 1990 khi đất nước còn khó khăn, bị cấm vận, khủng hoảng kinh tế, việc tìm kiếm và khai thác dầu trong đá móng Bạch Hổ không chỉ mở ra một trang mới cho ngành Dầu khí nước nhà mà còn đóng góp quan trọng vào giải quyết khủng hoảng năng lượng sau chiến tranh, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế khởi đầu thời kỳ đổi mới của đất nước.
Trong giai đoạn đầu, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 18-20%/năm, hàng năm ngành Dầu khí đóng góp từ 28 - 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước... đóng góp rất quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong hành trình phát triển, ngành tiếp tục có những đóng góp lớn với giá trị ngày càng cao cho đất nước. Hiện nay, hằng năm Petrovietnam đóng góp trung bình 9-10% GDP cả nước; nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 9-9,5% tổng thu ngân sách chung của Nhà nước, trong bối cảnh quy mô của nền kinh tế đã được mở rộng hơn rất nhiều.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất của Petrovietnam đạt hơn 1 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 43 tỷ USD) - là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất không phải là ngân hàng có quy mô tài sản trên 1 triệu tỷ đồng.
Hiện nay, sản lượng khai thác dầu thô trong nước của Petrovietnam trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm; sản lượng khí đạt 6-8 tỷ m3/năm. Hằng năm, Petrovietnam cung cấp trên 13,5 triệu tấn xăng dầu các loại, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xăng dầu trong nước; cung cấp 1,8 triệu sản phẩm hóa dầu; và cung cấp 1,6-1,7 triệu tấn phân đạm, đáp ứng 70-80% nhu cầu phân đạm trong nước (khoảng 2 triệu tấn/năm). Petrovietnam cho biết đang vận hành thương mại 9 nhà máy điện với tổng công suất 6.600 MW, tương đương 8,5% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện quốc gia.
Các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam như dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… đã tham gia vào mọi hoạt động đời sống của đất nước với tỷ trọng lớn; góp phần quan trọng cho ổn định, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế.
Bên cạnh đó, hoạt động dầu khí đã bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, như những cột mốc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Trong quá trình hoạt động, Petrovietnam cho hay luôn tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội (ASXH) trên cả nước. Hàng năm, Tập đoàn và các đơn vị thành viên dành ra khoản kinh phí khoảng 300-500 tỷ đồng từ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp của CBCNV trong toàn Tập đoàn cho các hoạt động ASXH.
Thực hiện ASXH từ 2006 đến 2023 đạt trên 7,82 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2023 vừa qua, toàn Tập đoàn dành 750 tỷ đồng thực hiện ASXH trên mọi miền Tổ quốc. Năm 2024, Petrovietnam đặt kế hoạch thực hiện ASXH 750 tỷ đồng và trong 10 tháng đầu năm đã thực hiện các hoạt động với giá trị 515 tỷ đồng.
Trong bối cảnh mới với xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ, cùng với xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo ra những thay đổi lớn trong ngành năng lượng toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Để đảm bảo sự phát triển ngành Dầu khí, đáp ứng yêu cầu phát của đất nước trong tình hình mới, ngày 24/4/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.
Đây là định hướng quan trọng cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Petrovietnam nói riêng với mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Trong những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của xu hướng chuyển dịch năng lượng, cũng như bối cảnh kinh tế, địa chính trị thế giới có nhiều biến động, Petrovietnam đã chủ động có những bước chuyển mình mạnh mẽ để vượt qua thách thức, không ngừng tạo lập những kỷ lục mới trong sản xuất kinh doanh, qua đó củng cố nội lực, tạo nền tảng vững chắc làm động lực cho sự phát triển trong giai đoạn mới hiện nay.
Trong đó, tập đoàn có những bước chuyển dịch tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng và phát triển như: thúc đẩy, mở rộng thăm dò các đối tượng dầu khí phi truyền thống; đẩy mạnh chế biến sâu; phát triển khoa học công nghệ trên nhiều lĩnh vực; nghiên cứu thu hồi, lưu trữ, xử lý carbon; nhập khẩu khí LNG; tham gia vào lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tích cực đầu tư hình thành các trung tâm năng lượng quốc gia…
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.