Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Nghệ An vừa có tờ trình số 79-TTr/BCSĐ gửi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương đầu tư dự án cầu dẫn nối quốc lộ 7C (QL7C) với cảng nước sâu Cửa Lò.
Mục tiêu của dự án là đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các bến cảng nước sâu Cửa Lò với mạng lưới giao thông đối ngoại qua QL7C (đường D4), phục vụ lưu thông vận chuyển hàng hoá đường biên với quy mô lớn; đảm bảo đồng bộ kết cấu hạ tầng để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng nước sâu Cửa Lò, tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn, hiệu quả.
Phạm vi đầu tư của dự án là từ điểm kết nối với QL7C (tại Km0+00) đến bến cảng nước sâu Cửa Lò, với tổng chiều dài nghiên cứu hơn 3,27km.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.790 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ tiền sử dụng đất điều tiết 100% cho ngân sách cấp tỉnh (theo tiến độ thu) từ 4 dự án để hỗ trợ đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An quy định về tỷ lệ phần trăm nguồn vốn thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án cảng hàng không quốc tế Vinh và đầu tư xây dựng cầu dẫn nối QL7C với cảng nước sâu Cửa Lò là 1.300 tỷ đồng; nguồn tăng thu ngân sách tỉnh tăng thêm hơn 489 tỷ đồng.
Dự án được thực hiện tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc; thời gian thực hiện không quá 4 năm kể từ ngày khởi công xây dựng.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Nghệ An đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương đầu tư dự án để có cơ sở chỉ đạo thực hiện dự án; bên cạnh đó, thống nhất việc Ban cán sự đảng UBND tỉnh Nghệ An sẽ chỉ đạo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án sau khi dự án xây dựng và kinh doanh cảng nước sâu Cửa Lò được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, trong đó có nôi dung cắt giảm hạng mục cầu dẫn nối QL7C với khu bến cập tàu ra khỏi dự án.
Được biết, cảng nước sâu Cửa Lò là hệ thống giao thông quan trọng kết nối mạng lưới giao thông quốc gia đi qua tỉnh Nghệ An như: cảng hàng không quốc tế Vinh, đường sắt Hà Nội - TP.HCM, quốc lộ 1A, đường ven biển, QL7C…; là đầu mối logistics của vùng và cửa ngõ ra biển ngắn nhất trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, phục vụ vận tải và tiếp nhận hàng hoá cho Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, hạ tầng cảng nước sâu Cửa Lò chưa tiếp nhận được các tàu biển có trọng tải trên 50.000 DWT… Phần lớn hàng hoá từ Nghệ An phải đi qua các cảng Nghi Sơn, Vũng Áng, Hải Phòng.
Việc nâng cấp, mở rộng và nâng cao năng lực khai thác các cảng biển bằng hình thức đầu tư phù hợp, khuyến khích hình thức hợp tác đối tác công - tư, nhất là cảng Bắc Cửa Lò là một trong những giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu được Bộ Chính trị xác định tại Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 về xây dựng và phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các bên cảng nước sâu Cửa Lò với mạng lưới giao thông đối ngoại qua QL7C (đường D4), phục vụ lưu thông vận chuyển hàng hoá đường biển với quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An, đảm bảo đồng bộ kết cấu hạ tầng để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng nước sâu Cửa Lò, việc đầu tư cầu dẫn nối QL7C với cảng nước sâu Cửa Lò là rất cần thiết.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.