'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bóng đá Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á trên bảng xếp hạng tháng 5/2021 của FIFA. Cụ thể, Việt Nam đứng hạng thứ 92 thế giới và hạng 13 châu Á còn Malaysia đứng ở vị trí 153, thua Việt Nam đến 61 bậc trên bảng xếp hạng.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế, Malaysia lại là một trong những nước năng động và giàu có nhất khu vực. Malaysia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển.
Năm 2019, GDP của Malaysia đạt 364 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt hơn 11.000 USD. Năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 dẫn đến tăng trưởng âm khiến GDP của Malaysia giảm xuống khoảng 336 tỷ USD), GDP đầu người theo đó cũng bị kéo giảm xuống còn 10.192 USD (nguồn IMF), cao khoảng gấp ba lần của người Việt Nam.
Đầu năm 2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã thừa nhận, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm.
Chia sẻ kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình với Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp trồng trọt và Hàng hóa Malaysia, ông K. Yogeevaran cho biết: “Để trở thành quốc gia có thu nhập cao, chúng tôi xác định, phải tăng cường vào vốn con người; chuyển đổi sang các ngành phức hợp và giá trị cao trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ cho chế tạo và chế biến; giải quyết chênh lệch thu nhập và bất cân đối vùng miền để phát triển bao trùm; tăng cường bền vững môi trường qua tăng trưởng xanh. Cần tăng trưởng dựa vào năng suất và đổi mới sáng tạo; cải cách thể chế và quản trị để hình thành hệ sinh thái hỗ trợ và bảo đảm FDI sẽ đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế”.
Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể quốc gia, GDP Việt Nam năm 2020 đã chạm mốc 343 tỷ USD, chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 ASEAN, vượt qua cả Malaysia. Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 và thu nhập bình quân đầu người đạt 11.000 USD/năm vào năm 2035.
Kể từ khi Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đang từng bước phát triển. Hiện tại, Malaysia đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam cũng là đối tác chiến lược duy nhất của Malaysia ở Đông Nam Á.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng tốt, năm 2018 đạt 11,5 tỷ USD, đến năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên giảm xuống còn khoảng 10 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 3,4 tỷ USD và nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 6,6 tỷ USD.
Việt Nam xuất chủ yếu sang Malaysia dầu thô, gạo, cà phê, hải sản; nhập chủ yếu sắt thép, xăng dầu, dầu mỡ động thực vật, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, máy vi tính và sản phẩm điện tử.
Malaysia hiện đã có 586 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 12,4 tỷ USD, đứng thứ 8/130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là bất động sản, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính và công nghiệp chế biến.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 19 dự án đầu tư sang Malaysia với tổng vốn đầu tư đạt 1,53 tỷ USD, trong đó có hai dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí với tổng vốn đầu tư 558 triệu USD.
Trong cuộc gặp mới đây với Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Malaysia. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác về mọi mặt trong thời gian tới, trong đó cam kết sẽ nỗ lực phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều sớm đạt 15 tỷ USD.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.