'Ngựa non' Ma Huateng giàu nhất châu Á là đại biểu Quốc hội Trung Quốc
Lê Anh -
22/01/2018 15:07 (GMT+7)
(VNF) – Với khối tài sản ròng lên tới 50,2 tỷ USD, ông chủ Tencent Ma Huateng đã trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á và giàu thứ 14 thế giới, bỏ xa ông trùm bất động sản Trung Quốc Hui Ka Yan (39,7 tỷ USD) và ông chủ Alibaba Jack Ma (39,6 tỷ USD), theo Forbes.
Tài sản của Ma Huateng tính đến ngày 21/1/2018 lên tới 50,2 tỷ USD theo Forbes.
Tencent Holdings là một trong số các công ty có lượng người dùng và vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Tài sản của Ma Huateng luôn gắn liền với giá cổ phiếu của tập đoàn này.
Cổ phiếu Tencent trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong (HKSE) hôm 19/1 chạm mốc 452,40 USD/cổ phiếu, tăng 1% so với trước đó, đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay. Điều này giúp vốn hoá thị trường của họ dẫn trước Facebook tới 19 tỷ USD.
Đà tăng này cũng giúp công ty Trung Quốc lọt vào top 5 công ty lớn nhất toàn cầu, dẫn trước cả "người đồng hương" Alibaba. Các nhà đầu tư đặt cược rằng Tencent có thể tận dụng số lượng người dùng lớn và các game ăn khách để phát triển thành một công ty quảng cáo và giải trí sánh ngang Google hoặc Facebook.
Ma Huateng xếp thứ 14, bỏ xa Hui Ka Yan xếp thứ 20 trên bảng xếp hạng 100 người giàu nhất thế giới của Forbes.
Mới đây, Tencent Holdings Ltd và gã khổng lồ tìm kiếm Google đã đạt được thoả thuận chia sẻ nhiều bằng sáng chế của một loạt các sản phẩm và công nghệ mà cả hai đang nắm giữ, tạo nên một liên minh giữa hai tập đoàn lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Thoả thuận này có thể được ngầm hiểu rằng tập đoàn lớn thứ nhì (Google) và thứ năm (Tencent) thế giới này sẽ cùng hợp tác để phát triển những công nghệ trong tương lai. Ngoài ra, nó còn giúp việc kinh doanh của Google ở Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn, trong khi Tencent thì có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế.
Theo Bloomberg, mỗi ngày, tổng thời gian người dùng Trung Quốc dành cho các ứng dụng của Tencent lên tới 1,7 tỷ giờ. Tencent hiện là hãng video game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.
Vài nét về Ma Huateng
Ma Huateng, sinh năm 1971, có biệt danh "Pony" (ngựa non), để phân biệt với Jack Ma - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba, bởi cả hai đều mang họ Ma (Mã). Trái ngược với phong cách của Jack Ma, "Pony" Ma đặc biệt ngại tiếp xúc với báo giới, hiếm khi trả lời phỏng vấn.
Ông từng theo học tại ĐH Thâm Quyến ngành khoa học máy tính. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã chơi chứng khoán và thi được những khoản lợi nhuận đáng kể. Sau khi kiếm được một khoản tiền từ việc chơi chứng khoán, Ma Huateng đã sáng lập Tencent Holdings cùng 4 người bạn đại học năm 1998 khi mới 26 tuổi.
Trong những năm đầu, Tencent bị đánh giá là chỉ biết sao chép công nghệ từ bên ngoài, bị cáo buộc đánh cắp sản phẩm của phương Tây rồi điều chỉnh để thích nghi với thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, nền tảng nhắn tin trên máy tính cá nhân (PC) của Tencent bị cho là sao chép sản phẩm tương tự từ công ty Mỹ AOL.
Tencent là một trong năm thương hiệu đắt giá nhất thế giới.
Theo đó, sản phẩm lớn đầu tiên của công ty là dịch vụ nhắn tin trực tuyến miễn phí ở Trung Quốc QQ.
Năm 2000, Tencent nhận được 2,2 triệu USD từ công ty đầu tư IDC của Mỹ và hãng viễn thông Hong Kong Pacific Century CyberWorks (PCCW) đổi lấy 40% cổ phần. Số vốn đầu tư này giúp Tencent hỗ trợ thêm nhiều người dùng và quan trọng hơn là cho Huateng thêm thời gian để tìm nguồn thu từ hàng triệu người dùng QQ.
Sau thành công đầu tiên, Tencent nhanh chóng bổ sung thêm các dịch vụ gia tăng giá trị như hình ảnh, game và thử đẩy quảng cáo trực tuyến trên phần mềm QQ. Huateng cũng xây dựng hệ thống thanh toán riêng có tên QQ Coin để không phụ thuộc vào các nhà mạng.
Đến năm 2011, Tencent tiếp tục cho ra đời WeChat "lấy ý tưởng" từ ứng dụng nhắn tin Whatsapp và nhanh chóng lan rộng. Tính tới tháng 4/2017, WeChat và dịch vụ ăn theo Weixin có 938 triệu người dùng hằng tháng. Đây không chỉ là một ứng dụng tin nhắn, mà còn là một hệ sinh thái sản phẩm công nghệ, bao gồm công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và nền tảng thanh toán trực tuyến.
Ngoài ra, Tencent còn xây dựng được một mảng trò chơi di động với quy mô lớn, đạt doanh thu 10 tỷ USD trong năm 2016 nhờ thành công vang dội của những trò chơi như "Clash of Clans" hay "Honor of Kings".
Năm 2007 và 2014, tạp chí Time bình chọn Ma Huateng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Năm 2007 và 2014, tạp chí Time bình chọn Ma Huateng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 2015, ông còn được Forbes bình chọn là một trong những người có quyền lực nhất thế giới. Hai năm sau, Fortune xếp ông là một trong những doanh nhân hàng đầu của năm.
Năm 2016, tỷ phú Ma Huateng dành 100 triệu cổ phiếu Tencent, tương đương 2,14 tỷ USD khi đó cho một quỹ từ thiện mới thành lập. Ông hiện còn giữ cương vị đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Dù là một trong những người giàu nhất Trung Quốc, Huateng ít khi chia sẻ về đời tư và hầu như không tham gia vào các tranh luận trên truyền thông.
(VNF) - Từng là người đứng sau hàng loạt chương trình truyền hình hút khách như Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai... Color Man Bửu Điền bất ngờ thông tin phá sản, phải đi xin việc ở tuổi 60.
(VNF) - Bức tranh chân dung người anh hùng Che Guevara sẽ được Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance phối hợp với Tạp chí Nhà Đầu tư và Media 21 chào bán để gây quỹ ủng hộ dự án xây dựng đền thờ anh hùng liệt sỹ tại lòng hồ Kẻ Gỗ.
(VNF) - Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
(VNF) - Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định miễn nhiệm ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) khỏi chức vụ Ủy viên khóa X.
(VNF) - Quang Linh - một YouTuber nổi tiếng với kênh "Quang Linh Vlogs - Cuộc sống châu Phi", đã có một hành trình đáng chú ý từ một thợ xây nghèo khó ở Angola đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thiện nguyện và xã hội. Tuy nhiên, mới đây, anh lại gây chú ý khi bị bắt liên quan đến vụ án sản xuất hàng giả.
(VNF) - Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng vì không thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về việc cô được tài trợ khi cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation Group – một tập đoàn đa quốc gia sở hữu sở hữu 10 thương hiệu trải dài trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tư vấn tài chính, thương mại điện tử, dịch vụ du lịch, bất động sản,…
(VNF) - Ngày 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết bãi nhiệm Tổng thống Yoon Suk Yeol với lý do vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực dân chủ và pháp quyền.
(VNF) - Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Việt Nam có 5 đại diện góp mặt. Tài sản của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD và không còn nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes ghi nhận.
(VNF) - Sinh ra trong gia đình có nền tảng tại Hà Nội, Lê Vân Hương (Quýt) không chọn
cuộc sống an nhàn mà quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh bất động sản
đầy thử thách. Bằng sự nhạy bén, dám nghĩ dám làm và tinh thần học hỏi không
ngừng, Vân Hương đã gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ.
(VNF) - Biến động tài sản tỷ phú Việt; sếp công ty nghìn tỷ từ nhiệm sau bê bối đánh bạc; đại gia thép sa thải 1.600 người, nợ 6.200 tỷ; ... là những tin tức nóng về doanh nhân tuần qua.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh được biết đến là người khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, ông đã gây dựng doanh nghiệp nhỏ với quy mô nhân sự ít ỏi, trở thành tập đoàn có quy mô rộng lớn với chi nhánh khắp 50 quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam thời đại mới.
(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Hồ Hùng Anh chứng kiến tài sản tăng mạnh, trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long và ông Nguyễn Đăng Quang lại đối mặt với sự suy giảm, khiến thứ hạng tụt dốc.
(VNF) - Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao trước những ồn ào xoay quanh ViruSs và Pháo. Drama này không chỉ tạo nên làn sóng tranh luận mà còn mang đến lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả hai, từ doanh thu livestream đến lượt xem MV tăng vọt.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc đang rầm rộ đưa tin về việc lần đầu tiên một công ty niêm yết Trung Quốc có một nữ Giám đốc điều hành (CEO) là người Việt Nam.
(VNF) - Là "chiến thần livestream" thế hệ mới với những thành tích bán hàng lên đến con hàng chục tỷ đồng mỗi phiên live, việc Hằng Du mục kiếm hàng tỷ đồng hoa hồng sau khi livestream là điều không khó. Không những vậy, cô còn xây dựng cho mình một hệ sinh thái kinh doanh đa dạng, từ lĩnh vực giải trí cho đến sản xuất, phân phối sản phẩm, tất cả đều góp phần tạo nên khối tài sản đáng kể của cô.
(VNF) - Nhấn mạnh không có khoa học công nghệ thì không phát triển được, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo đánh giá Nghị quyết 57 là động lực để phát triển, đồng thời khai thác được nguồn lực của người dân và doanh nghiệp.
(VNF) - Bên cạnh màn xuất hiện ấn tượng gây “bão mạng” trong MV Bắc Bling hợp tác cùng nữ ca sĩ Hòa Minzy, nhiều khán giả không khỏi thắc mắc NSƯT Xuân Hinh giàu có cỡ nào mà nữ ca sĩ không đủ tiền trả cát-xê.
(VNF) - Ngày 19/3/2025, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã bầu ông Tan Bo Quan (Andy), quốc tịch Singapore, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay thế cố Chủ tịch Kou Kok Yiow.
(VNF) - Từng là người đứng sau hàng loạt chương trình truyền hình hút khách như Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai... Color Man Bửu Điền bất ngờ thông tin phá sản, phải đi xin việc ở tuổi 60.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.