Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đánh giá của tổ chức FTSE tại báo cáo tháng 9/2019, chu kỳ thanh toán của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là T+2 với mô hình DvP (Delivery versus Payment - Giao chứng khoán đồng thời với việc thanh toán tiền).
Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường đang được vận hành theo mô hình "pre-funded market", tức là chỉ được đặt lệnh mua/bán khi đã ký quỹ đủ tiền/chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khoán.
Trong báo cáo “Đánh giá tiếp cận thị trường toàn cầu” của tổ chức MSCI công bố hồi tháng 6/2019, đối với tiêu chí "thanh toán và bù trừ", MSCI cũng có nhận định rằng, TTCK Việt Nam chưa có tổ chức thanh toán bù trừ chính thức có thể áp dụng những cơ chế quản lý rủi ro thanh toán tiên tiến cũng như các hỗ trợ như giao dịch thấu chi (overdraft facilities) và yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ tiền trước khi giao dịch (pre-funding).
Ký quỹ giao dịch chứng khoán hiểu theo một cách cơ bản nhất là việc yêu cầu nhà đầu tư phải có một lượng tài sản nhất định (tiền, chứng khoán hoặc bảo lãnh ngân hàng) khi thực hiện giao dịch chứng khoán. Hiện nay có hai loại giao dịch chứng khoán cơ bản là giao dịch thông thường và giao dịch ký quỹ, theo đó yêu cầu về ký quỹ trước hai loại giao dịch này là khác nhau về bản chất và ý nghĩa cụ thể như sau: - Đối với giao dịch thông thường (giao dịch không vay tiền hoặc chứng khoán từ công ty chứng khoán), ký quỹ được hiểu là nhà đầu tư phải có tiền hoặc chứng khoán trước khi đặt lênh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán. Khoản ký quỹ này nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia giao dịch (nghĩa vụ chuyển giao tiền và chứng khoán). - Đối với giao dịch ký quỹ (giao dịch vay tiền hoặc vay chứng khoán từ công ty chứng khoán), nhà đầu tư phải đặt lênh trên tài khoản quỹ và thực hiện ký quỹ với công ty chứng khoán trước khi thực hiện giao dịch theo tỷ lệ cụ thể do pháp luật và công ty chứng khoán quy định. Khoản ký quỹ này nhằm mục đích đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cho công ty chứng khoán. |
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Lê Hải Trà - Phụ trách HĐQT Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) cho biết mô hình "pre-funded market" là mô hình TTCK Việt Nam đang sử dụng nhằm quản lý rủi ro thanh toán.
Điểm hạn chế của cơ chế này là quay vòng vốn không tốt, gia tăng chi phí cơ hội hoặc chi phí tài chính cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường.
"Với đặc điểm giao dịch không hủy ngang (locked-in trade) trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, chứng khoán/tiền của lệnh giao dịch sau khi được khớp đã là phần tài sản đảm bảo quan trọng cho giao dịch. Vì vậy, yêu cầu phải ký quỹ 100% bằng tiền ngay tại thời điểm đặt lệnh giao dịch là trở ngại lớn đối với hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư và tính thanh khoản của thị trường nói chung", người đứng đầu HoSE nhấn mạnh.
Ông Trà dẫn ví dụ: Một nhà đầu tư có 10 tỷ giá trị cổ phiếu thuộc rổ VN30 trong tài khoản, thị trường giảm điểm và họ muốn mua bắt đáy nhưng lại hết tiền đặt lệnh nên không thể giao dịch. Trong khi đó 10 tỷ là một khối lượng tài sản lớn lại trở nên vô nghĩa trong trường hợp này. Như vậy, vô hình trung, giá trị của tài sản tài chính bị phủ nhận.
Ông Lê Hải Trà cho biết thêm, qua nghiên cứu về thông lệ của các nước trong khu vực và trên thế giới về hệ thống thanh toán và các cơ chế quản lý rủi ro thanh toán, HoSE nhận thấy rằng, đại đa số thị trường không yêu cầu ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch.
Thay vào đó, họ chỉ cần có đủ số dư tiền/chứng khoán tại một thời điểm trước khi thực hiện thanh toán giao dịch của VSD (T+2), và/hoặc sử dụng những công cụ quản lý rủi ro khác như: thanh toán một phần (partial settlement), pre-funding một phần, vay và cho vay chứng khoán (SBL), Mua-vào/Bán-ra, mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), quỹ thanh toán và quỹ dự phòng, sử dụng tài sản đảm bảo (collateral/haircut) nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán trên thị trường mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.
Người đứng đầu HoSE đánh giá, những biện pháp quản lý và xử lý rủi ro tiên tiến này tuy sẽ cho phép các giao dịch được thất bại trong khuôn khổ quy định, nhưng sẽ tạo nền tảng cho một thị trường vững mạnh hơn với sự nâng cao nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các thành viên thị trường, song song với việc gia tăng thanh khoản cho thị trường.
Ông Trà lưu ý rằng trên thế giới, đại đa số các thị trường phát triển và một số thị trường mới nổi đã và đang sử dụng tài sản đảm bảo (TSĐB) như là một biện pháp quản lý rủi ro rất thành công. Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) cũng liệt kê việc sử dụng tài sản đảm bảo hiệu quả và hợp lý là một nguyên tắc quan trọng cho cơ sở hạ tầng của một thị trường tài chính.
Hiện TTCK Việt Nam đã đang sử dụng TSĐB cho TTCK phái sinh với tỷ lệ chiết khấu là: 5% đối với trái phiếu chính phủ; 30% đối với chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số VN30/HNX30; 40% đối với các chứng khoán còn lại.
Ngoài ra, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu tài sản đối với từng loại chứng khoán thế chấp căn cứ vào mức thanh khoản và rủi ro của tài sản thế chấp. Tuy nhiên, các loại tài sản thế chấp này không được vượt quá 20% trên tổng giá trị tài sản ký quỹ.
Do đó, theo người đứng đầu HoSE, đây không phải là công cụ mới hoàn toàn mới đối với TTCK Việt Nam và cũng nên được cân nhắc xem xét áp dụng trên thị trường cổ phiếu.
Theo đó, tương tự như giao dịch cho vay ký quỹ (margin), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ công bố danh sách chứng khoán đủ điều kiện làm TSĐB và các tỷ lệ chiết khấu tương ứng.
Trên cơ sở đó, công ty chứng khoán căn cứ vào tài sản của nhà đầu tư đang có trong danh mục và tỷ lệ chiết khấu để xác nhận khả năng thanh toán tại ngày thanh toán T+2, từ đó xác định mức yêu cầu ký quỹ đảm bảo tại thời điểm đặt lệnh. Trong trường hợp tại ngay T+2, nhà đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ của mình thì TSĐB sẽ được xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
Ông Lê Hải Trà cho rằng bên cạnh các mục tiêu, giải pháp mang tính dài hạn cho thị trường, chúng ta nên sớm tổ chức xem xét, đánh giá giải pháp TSĐB như là một biện pháp kỹ thuật cơ bản để giải quyết gánh nặng ký quỹ bảo đảm trong giao dịch cổ phiếu, nhằm sớm có thể hỗ trợ thị trường đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, cũng như mục tiêu phát triển bền vững.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.