Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nếu cùng kỳ năm ngoái, giá khí đốt liên tục lập đỉnh do các nước châu Âu chạy đua tìm kiếm và tích trữ khí đốt nhằm thay thế nguồn cung từ Nga thì tới năm nay, các kho chứa ở nhiều nước, từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, đang đầy ắp khiến giá khí đốt giảm sâu.
Sở dĩ tồn kho khí đốt ở các nước đang tăng lên là nhờ thời tiết mùa đông ôn hòa và chính sách cắt giảm tiêu thụ của các nước. Các tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt qua đường ống từ Nga, đang lênh đênh hàng tuần trên biển vì chưa tìm được khách mua.
Ngân hàng Morgan Stanley dự báo các nỗ lực làm đầy kho khí đốt tại châu Âu có thể hoàn thành ngay trong tháng 8 năm nay.
Theo nhà nhà phân tích năng lượng Talon Custer của Bloomberg Intelligence, tình trạng dư thừa khí đốt trong ngắn hạn sẽ gây áp lực lên giá LNG trong vài tuần tới và có thể kéo các chỉ số giá khí đốt đi xuống thập chí có thể “chạm đáy”.
Tuy nhiên, ông Custer cũng cho rằng tình trạng dư thừa hiện tại có thể không duy trì lâu bởi giá khí đốt rẻ sẽ kéo nhu cầu lên cao.
“Bất kỳ đợt nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán nào cũng có thể thúc đẩy nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ, giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất điện từ khí đốt. Đầu quý III, các nhà nhập khẩu sẽ bắt đầu mua khí đốt để tích trữ cho mùa đông, có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh trên thị trường LNG”, ông Custer cho hay.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, tình trạng dư thừa nguồn cung vẫn duy trì tại châu Âu và châu Á.
Cụ thể, tại Tây Ban Nha, nơi có nhiều kho cảng LNG nhất ở châu Âu, các kho dự trữ khí đốt đã đầy 85%. Theo ngân hàng RBC Capital Markets, điều này đồng nghĩa thị trường khí đốt của nước này có thể nhanh chóng chuyển sang tình trạng dư thừa công suất và gây sức ép giảm lên giá khí đốt giao ngay.
Tại Phần Lan, số lô khí đốt dự kiến sẽ được nhập khẩu trong mùa hè năm nay giảm từ 14 còn 10, một phần do dự báo nhu cầu giảm.
Trong khi đó, xuất khẩu LNG toàn cầu tăng trở lại trong tháng 3, lên mức cao nhất trong lịch sử một phần nhờ vào công suất LNG của Mỹ phục hồi. Xuất khẩu khí đốt của Anh sang các nước châu Âu khác cũng đang tăng mạnh do Anh thiếu các kho lưu trữ lớn.
Trung Quốc cũng tái xuất lượng lớn LNG do kinh tế trong nước hồi phục chậm sau khi gỡ bỏ chính sách Zero Covid.
Một số tàu đang chuyển hướng khỏi Hàn Quốc, một nước nhập khẩu LNG lớn khác. Nhật Bản cũng đang chào bán các lô hàng LNG để ngăn chặn tình trạng thừa cung trong nước.
Dù vậy, theo Bloomberg, kế hoạch bảo trì hàng năm tại các cơ sở khí đốt trong thời gian từ cuối tháng 4 cho tới hết mùa hè có thể sẽ chấm dứt tình trạng dư thừa khí đốt.
Bên cạnh đó, những rủi ro khác có thể kể đến như việc Nga tiếp tục cắt giảm hơn nữa nguồn cung khí đốt hay những sự cố bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung cũng sẽ tác động không nhỏ tới giá khí đốt. Thị trường LNG toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục có những mối bấp bênh về nguồn cung trong 2 năm tới.
Xem thêm >> ‘Biến nguy thành cơ’, ông Trump nhận tài trợ ‘khủng’ sau khi bị truy tố
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.