Nguồn thu lớn nhất bị bóp nghẹt: Nga ‘ngấm đòn’ trừng phạt của Âu - Mỹ

Vy Ba - 24/03/2024 01:39 (GMT+7)

(VNF) - Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ - khách hàng lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc, sẽ không tiếp nhận các tàu chở dầu của Sovcomflot PJSC do nhà nước Nga quản lý vì rủi ro do các lệnh trừng phạt gây ra. Đây là một dấu hiệu cho thấy các đòn trừng phạt của phương Tây đang phát huy tác dụng.

Kể từ đầu tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với đội tàu vận chuyển dầu thô của Nga. Theo công ty phân tích Kpler, hàng chục thùng dầu diesel của Nga đang trôi nổi trên đại dương, ghi nhận mức cao nhất hết kể từ năm 2017.

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga dang dần thu hẹp.

Theo đó, những động thái này có khả năng hạn chế dần doanh thu từ dầu mỏ của Nga. Đây là mục tiêu chính sách quan trọng của Mỹ và các đồng minh

Quan điểm của Nhóm Bảy nước công nghiệp tiên tiến (G7) đối với các biện pháp trừng phạt Nga là họ sẽ hạn chế gây ra bất kỳ tổn hại nào cho nền kinh tế của chính mình, đơn cử như việc giữ cho giá dầu không tăng quá cao.

Washington đã đưa ra cái gọi là chính sách trần giá và kể từ khi chiến sự Ukraine bắt đầu cách đây hai năm, Nga đã tiếp tục xuất khẩu một lượng dầu khổng lồ.

Mặc dù không có kỳ vọng về việc cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ ở giai đoạn này, câu hỏi đặt ra là các cơ quan quản lý phương Tây sẽ thắt chặt các quy định đến mức nào trong khi giá dầu hướng tới mức 90 USD/thùng.

Ông Richard Bronze, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại công ty tư vấn Energy Aspects Ltd, cho biết: “Sự siết chặt ngày càng tăng đối với dòng chảy xuất khẩu dầu của Nga, đặc biệt là sang Ấn Độ. Chúng ta đang ở giai đoạn mà xung đột liên quan đến lệnh trừng phạt đang trở nên rất rõ ràng”.

Lo ngại giá dầu leo thang

Ukraine gần đây đã nhắm vào ngành dầu khí của Nga trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái tầm xa.

Kho dầu Nga tại tỉnh Bryansk bốc cháy sau đòn tập kích của UAV Ukraine hôm 19/1. Ảnh: Reuters

Các cuộc tấn công táo bạo nhằm vào các nhà máy lọc dầu, kho lưu trữ và các địa điểm khác đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành dầu mỏ của Nga.

Theo Reuters, các cuộc tấn công đã làm giảm 7% công suất xử lý dầu của Nga, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp mà Nga phụ thuộc rất nhiều để tài trợ cho chiến sự tại Ukraine.

Nhưng theo The Financial Times, Nhà Trắng đang ngày càng trở nên tức giận trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu, kho chứa và cơ sở lưu trữ ở miền tây Nga.

Các quan chức Mỹ lo ngại rằng các cuộc tấn công có thể đẩy giá dầu lên cao và khiến Nga trả đũa bằng cách nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng mà phương Tây phải phụ thuộc.

Một trong số đó là đường ống CPC, được sử dụng để vận chuyển dầu từ Kazakhstan đến cảng Novorossiysk ở Nga, trước khi tiếp tục xuất khẩu đi khắp thế giới bằng đường biển. Một số công ty lớn của phương Tây như ExxonMobil và Chevron đang sử dụng đường ống này. Nga từng thông báo đóng đường ống CPC một thời gian ngắn trong năm 2022.

Bất chấp các lệnh cấm vận của phương Tây, Nga hiện vẫn là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Theo Statista, Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, chiếm hơn 12% sản lượng dầu thô toàn cầu và ngành năng lượng được coi là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Xem thêm >> EU thống nhất dùng tài sản phong tỏa của Nga để mua vũ khí cho Ukraine 

Theo Bloomberg, Financial Times
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.