Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo các chuyên gia kinh tế, trái phiếu DN được phát hành chính là một khoản nợ của DN. Nếu đến hạn thanh toán, hoặc đến kỳ trả lãi mà DN phát hành trái phiếu không thể thanh toán được cũng có nghĩa là rơi vào tình trạng vỡ nợ. Điều này đã xảy ra tại nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường và hoàn toàn có thể xảy ra tại Việt Nam.
Đối với Việt Nam, từ năm 2018 đến 2021, thị trường trái phiếu DN đã bùng nổ với tổng giá trị trái phiếu DN đang lưu hành ước đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 11,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và chiếm khoảng 14,5% GDP năm 2021.
Giới chuyên môn nhận định, có nhiều nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn từ khối trái phiếu khổng lồ này. Chẳng hạn, với các DN bất động sản, sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, dòng tiền suy kiệt, trong khi thị trường bất động sản hiện có thanh khoản thấp, nếu không thể trả được nợ, tất yếu dẫn đến vỡ nợ.
Trong một hội thảo về trái phiếu DN vừa diễn ra, Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đã nêu lên những lo ngại: "Gần đây báo chí hay dùng khái niệm '3 không' với DN phát hành trái phiếu, gồm không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán, không tài sản bảo đảm. Nhưng tôi lo ngại ngoài '3 không' còn có cái 'không' thứ 4, thứ 5 khác như: không có năng lực tài chính tốt, dòng tiền, phương án kinh doanh không khả thi, dòng vốn không sử dụng đúng mục đích… vì vậy tiềm ẩn nguy cơ cao".
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á, lãi suất trái phiếu DN khoảng 12%/năm, tính cả chi phí cho kênh phân phối, bảo lãnh phát hành phải lên đến 15%/năm. Nếu DN thuộc loại tốt, sẽ thỏa các điều kiện để vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn hẳn, không cần phải phát hành trái phiếu.
Về phía nhà đầu tư, do không đủ kiến thức, thông tin, trong khi lại bị mê hoặc bởi lãi suất gấp 2-3 lần gửi tiết kiệm, thông qua kênh môi giới mua trái phiếu của những DN rủi ro cao, nên dẫn đến nguy cơ.
Còn chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh cảnh báo, tỷ lệ trái phiếu "3 không" trong tổng khối lượng phát hành trái phiếu DN lên tới hơn 30% là rất nghiêm trọng. Việc các ngân hàng đứng ra mua trái phiếu DN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng phát hành cũng là vấn đề rất đáng lo. Đó có thể là tình trạng ngân hàng giúp DN phát hành trái phiếu để "đảo nợ", tức là chuyển từ cho vay có tài sản bảo đảm, có quản lý giám sát, sử dụng chặt chẽ sang giao tiền cho DN, để họ sử dụng và đầu tư mà không quản lý được.
Với trái phiếu phát hành riêng lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ, không thẩm định nghiêm ngặt, giá trị bảo đảm không cao, bất cứ lúc nào cũng có khả năng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến hiện thực là công ty phát hành không hoàn tất được tiền về cho trái chủ gây ra nguy cơ vỡ nợ.
Hiện nay, mua trái phiếu DN tạm chia làm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các ngân hàng và công ty chứng khoán, còn nhóm thứ hai là những nhà đầu tư cá nhân (dưới danh nghĩa là nhà đầu tư chuyên nghiệp) mua qua các môi giới trung gian.
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, trong số 15 ngân hàng thương mại lớn, có tổng dư nợ tín dụng chiếm khoảng 75% toàn hệ thống (không tính Agribank), tổng số dư trái phiếu đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại thời điểm 31/12/2021 là khoảng 214 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ bình quân đầu tư trái phiếu DN trong tổng tín dụng chỉ ở mức 3,1%, khả năng sẽ không có tác động quá lớn đến vấn đề chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, vỡ nợ chỉ trong nội bộ ngân hàng. Mặc dù vậy, nếu vỡ nợ sẽ khiến các ngân hàng mất vốn, nợ xấu tăng và uy tín giảm.
Tuy nhiên, vấn đề lo ngại là những trái phiếu phát hành cho các nhà đầu tư cá nhân. Thời gian qua nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán đứng ra tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu DN. Hoặc các tập đoàn lớn thông qua công ty con, không có thương hiệu, thậm chí mới vừa thành lập để phát hành xong sau đó cho một đơn vị uy tín khác trong tập đoàn mua lại rồi bán lẻ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cá nhân lại cứ nghĩ trái phiếu do ngân hàng và những DN uy tín phát hành nên mua.
Theo quy định, trái phiếu DN phát hành riêng lẻ chỉ bán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phân phối có đủ cách để “hô biến” một cá nhân thành nhà đầu tư chuyên nghiệp trong chớp mắt. Từ đó mới xảy ra câu chuyện dở khóc dở cười, dù được mệnh danh là dân "chuyên nghiệp" nhưng nhiều nhà đầu tư thậm chí không biết đọc báo cáo tài chính, không hiểu biết về DN phát hành.
Với hàng trăm ngàn tỷ đồng tung ra cho những người dân không am hiểu, trên thực tế đã đẩy nguy cơ rất lớn ra thị trường. Giới chuyên môn lo ngại tăng trưởng “nóng” sắp gây ra những hậu quả khó lường. Những rủi ro có thể phát sinh từ năm 2022, khi lượng lớn trái phiếu đến kỳ thanh toán.
Trong khi các DN bất động sản đang có tỷ lệ nợ cao bất thường, nếu gặp trục trặc thì nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ nắm giữ các trái phiếu sẽ gánh hậu quả. Chỉ cần một vài DN nhỏ vỡ nợ, cũng có thể lây lan nỗi sợ hãi và khiến niềm tin dành cho thị trường này sụt giảm nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trong nền kinh tế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.