Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Đánh giá về thành tựu của Luật Doanh nghiệp, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng 4 đời luật (1991, 2000, 2005, 2014) đã bảo vệ được quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp, tăng mức độ an toàn trong kinh doanh và giảm bớt rủi ro từ chính sách, thể chế, pháp luật.
Tuy nhiên, ông Cung cũng chỉ ra rằng quyền tự do kinh doanh vẫn còn bị hạn chế bởi một số ngành vẫn áp dụng nguyên tắc “positive list” (doanh nghiệp chỉ được làm những gì nhà nước cho phép), ví dụ như các ngành tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý…
“Đây là hạn chế trong việc mở ra mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới trong thời đại 4.0. Và tôi cho rằng chúng ta không bắt kịp Trung Quốc về kinh tế số, chuyển đổi số một phần do cách tiếp cận positive list này”, ông Cung nói.
Theo ông Cung, quyền tự do kinh doanh còn bị hạn chế bởi các quy hoạch bất hợp lý của các ngành, địa phương. Bên cạnh đó, quyền tự do kinh doanh mới chỉ chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì” còn kinh doanh như thế nào, kinh doanh bao nhiêu… thì vẫn còn để ngỏ.
Đối với vấn đề giảm chi phí tuân thủ, ông Cung nhận xét chi phí tuân thủ có giảm nhưng vẫn còn cao. Đáng quan ngại là việc giảm chi phí tuân thủ được thực hiện qua các đợt cải cách thủ tục hành chính mà chưa có thể chế, định chế để giảm chi phí một cách có hệ thống.
Đối với vấn đề tăng an toàn, giảm rủi ro trong kinh doanh, nguyên Viện trưởng CIEM đánh giá rằng đầu tư kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa an toàn, rủi ro chính sách và pháp luật còn cao.
Phân tích sâu hơn về điều này, ông Cung chỉ ra thực tế doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể tiên liệu trước được việc tuân thủ pháp luật. “Tuân thủ pháp luật là một thách thức; rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh là rất nhiều, đa dạng, không đoán định được”.
“Mỗi năm Quốc hội ban hành khoảng 20 luật, Chính phủ ban hành khoảng 100 nghị định, 600 – 700 thông tư, còn văn bản điều hành thì hàng nghìn, riêng Văn phòng Chính phủ đã có 3.500 – 4.000 cái/năm.
“Một luật có khoảng 10 nghị định, một nghị định có khoảng 6 – 7 thông tư, suy ra một luật có hàng trăm thông tư. Như vậy luật có thể không đổi, nhưng nghị định có thể thay đổi được. Tính bất định giữa luật và nghị định là có. Tính bất định càng cao hơn với cấp thông tư vì thông tư thì gần như nằm trong ý chí, thẩm quyền của các bộ.
“Cho nên một vấn đề có thể có 3 – 4 bộ cùng quản. Nhiều khi đúng với bộ này thì sai với bộ khác, đúng với thông tư này thì có thể sai với thông tư kia, đúng với thông tư trước thì sai với thông tư sau, còn loại văn bản hướng dẫn thi hành thì tùy ý. Cho nên thực thi chính sách của Việt Nam là sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng, tùy thuộc vào tâm trạng của người thực thi.
“Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Đây là nguồn gốc của những rủi ro trong việc tuân thủ luật pháp ở Việt Nam”, ông Cung phân tích.
Ngoài vấn đề không tiên liệu được sự thay đổi của pháp luật, một vấn đề nan giải khác hiện nay được ông Cung chỉ ra là “hậu kiểm”.
Theo ông, “hậu kiểm” hiện vẫn được hiểu là doanh nghiệp cứ kinh doanh, sau đó cơ quan quản lý sẽ kiểm tra sau. Ông Cung nhấn mạnh cách hiểu như vậy là sai.
“Chúng tôi thiết kế hậu kiểm là việc kiểm soát dựa trên đánh giá mức độ an toàn, tuân thủ luật pháp, mức độ rủi ro của đối tượng. Quản lý nhà nước chỉ tập trung vào đối tượng có khả năng vi phạm và rủi ro đối với xã hội lớn. Còn lại những đối tượng khác, quản lý nhà nước phải đi giúp đỡ, hỗ trợ họ tuân thủ luật pháp, chứ không phải đi kiểm tra để xử phạt”, ông Cung nói.
Đánh giá về việc “hậu kiểm” của cơ quan quản lý nhà nước hiện nay, nguyên Viện trưởng CIEM kết luận: các cơ quan hiểu khác nhau, thực thi khác nhau, kết luận vụ việc cũng khác nhau và có thiên hướng buộc tội doanh nghiệp; cứ có thanh tra, kiểm tra là có vi phạm của doanh nghiệp.
Đặc biệt “thanh tra, kiểm tra cộng với báo chí/truyền thông có thể giết chết doanh nghiệp chưa đáng chết, làm mất mát lớn một cách không đáng có cho doanh nghiệp”.
Ông Nguyễn Đình Cung kể: “Hôm thứ Bảy vừa rồi, tôi có làm việc với nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bác rất trăn trở về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Bác về đời thường rồi nhưng nghe rất nhiều chuyện, có kể lại và mong muốn trong nhiệm kỳ tới, đặc biệt trong chiến lược sắp tới, phải nêu bật được vai trò của kinh tế tư nhân, phải có thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh”.
“Khu vực kinh tế tư nhân của ta, sau 20 năm (tính từ khi có Luật Doanh nghiệp – PV) có nhiều thành tựu nhưng có 2 điểm mới: một là có những tập đoàn tư nhân xuất hiện và hai là nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ở nước ngoài.
“Đây không phải tôi nói mà bác Dũng nói với tôi. Kinh tế tư nhân hiện đang nổi lên như một đầu tàu, có nhiều tập đoàn tư nhân nhưng cũng có nhiều người tìm cách ra đi. Đó là nguồn lực của ta, trí tuệ của ta, ta phải giữ lại, khuyến khích họ và làm họ lớn lên”, ông Cung thuật lại.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.