Nhà nước thêm nhiều quy định, hãng xe tăng giá... mua ô tô tốn tiền hơn
Bảo Minh -
06/01/2024 23:19 (GMT+7)
(VNF) - Từ năm 2024, chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hết hiệu lực; nhiều mẫu ô tô tăng giá bán cao nhất tới hàng trăm triệu đồng... khiến người tiêu dùng phải tốn nhiều tiền hơn khi mua ô tô trong 2024.
Loạt chính sách mới liên quan tới ô tô, xe máy từ 2024
Từ đầu năm 2024, hàng loạt các chính sách về thuế, phí, nghị định mới được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng ô tô, xe máy. Đầu tiên phải kể tới là chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chính thức hết hiệu lực.
Tiếp đó là quy định về việc tự gia hạn đăng kiểm tự động theo Thông tư 08 mới. Cụ thể, đối tượng được tự động gia hạn đăng kiểm là ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải có thời gian sản xuất đến 7 năm và thời gian sản xuất từ 13-20 năm đã được cấp trước ngày 22/3/2023 và có hiệu lực đến trước ngày 1/7/2024.
Cùng với đó là quy định biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (gọi là biển số định danh) theo Thông tư 24 của Bộ Công An; hay xe máy điện, xe máy xăng dưới 125cc được giảm thuế giá trị gia tăng.
Kể từ đầu năm 2024, một số hãng xe trong nước bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều dòng xe đang bán trên thị trường. Đơn cử, hãng xe sang Mercedes-Benz tăng giá bán đối với hai dòng xe là GLE (tăng cao nhất 70 triệu đồng) và GLS (tăng cao nhất 120 triệu đồng). Hay Hyundai Thành Công điều chỉnh giá bán đối với hai mẫu xe là Hyundai Santa Fe và Tucson, với mức tăng từ 30 - 90 triệu đồng, tuỳ mẫu xe và phiên bản.
Tương tự, Thaco cũng điều chỉnh giá bán cho 3 mẫu xe là Mazda2, CX-3 và CX-30, với mức tăng đồng đều là 10 triệu đồng. Trong khi đó, mẫu xe Peugeot 408 tăng 20 triệu đồng. Nhà sản xuất ô tô Việt Nam cũng tăng giá bán cho VF 5 Plus thêm 10 triệu đồng cho cả 2 hình thức thuê và mua pin.
Dù đang là thời điểm mua sắm cuối năm tăng cao, tuy nhiên một số hãng xe vẫn tiếp tục phát đi thông báo triệu hồi các mẫu xe đang bán trên thị trường với các lỗi khác nhau. Điển hình là hãng xe Mercedes-Benz Việt Nam ra cùng lúc 2 thông báo triệu hồi đối với mẫu xe C200 và S450, với tổng cộng số lượng xe bị triệu hồi là 255 chiếc. Lý do liên quan tới lỗi bơm nhiên liệu.
Cùng chung “vận đen” dịp cuối năm, Porsche cũng thông báo triệu hồi đối với mẫu xe điện Taycan liên quan tới pin trên xe. Các mẫu xe bị ảnh hưởng bởi đợt triệu hồi lần này gồm: Taycan bản tiêu chuẩn, Taycan 4S, Taycan GTS, Taycan 4 Cross Turismo. Số lượng xe bị triệu hồi là 17 chiếc.
Tương tự, Suzuki Việt Nam cũng thông báo triệu hồi đối với mẫu xe Vitara, để kiểm tra và thay thế bu lông hệ thống treo sau đối với dòng xe Suzuki Vitara là cần thiết theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Theo thông tin từ Reuters, nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast chuẩn bị mở nhà máy ô tô đầu tiên ở bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ trong năm 2024. Tại đây, công ty sẽ sản xuất pin cho xe điện, khác với kế hoạch đã công bố trước đó rằng đây sẽ là nhà máy sản xuất và lắp ráp xe với linh kiện được vận chuyển từ Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 10/2023, VinFast từng tiết lộ rằng sẽ xây dựng các nhà máy lắp ráp ô tô tại đất nước đông dân thứ 2 của thế giới là Ấn Độ và tại Indonesia. Theo đó, công suất mỗi nhà máy lên tới 50.000 xe/năm và vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD. Dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2026, bắt đầu sản xuất 3 mẫu xe VF 3, VF 5 và VF e34.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone