Nhà ở thông minh: Chưa thật sự là một nhu cầu cần thiết

Nam Phương - 02/09/2023 21:50 (GMT+7)

(VNF) - Xây dựng khu đô thị thông minh là phải đạt được 2 mục tiêu: Mang tới giá trị chất lượng sống thực sự chứ không phải là để đánh bóng tên tuổi dự án và tạo được giá cả sản phẩm cạnh tranh, hấp dẫn với người mua nhà. Để đạt cả hai mục tiêu đều không dễ dàng.

VNF

Thông minh nhưng chưa ấn tượng

Từ năm 2014, những cư dân đầu tiên của sở hữu “SmartHome” của Bkav tại khu Green Valley, thuộc khu Phú Mỹ Hưng (TP. HCM) đã trầm trồ khi trải nghiệm ngôi nhà kiểu mẫu đầu tiên ứng dụng công nghệ thông minh.

Theo đó, buổi sáng thông thường của “Bkav SmartHome” sẽ gồm các kịch bản: Bật đèn, kéo rèm tự động kéo, tivi tự động bật chương trình “Chào buổi sáng”, đài tự động phát bài tập thể dục. Và buổi tối để gia chủ thư giãn trước khi đi ngủ, chương trình cũng được lập trình sẵn với kênh yêu thích, đóng cửa, kéo rèm và tắt điện bằng một ấn nút.

Thú vị và tiện dụng là vậy nhưng gần 10 năm qua, mới có khoảng 40.000 căn hộ chung cư tại Việt Nam được tích hợp những giải pháp công nghệ thông minh tập trung ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng. Con số trên khá khiêm tốn, dù các chuyên gia vẫn nhận định xây dựng đô thị thông minh trở nên cấp thiết, là xu hướng tất yếu của thế giới. Lý do tại sao?

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam băn khoăn: “Bản thân Smart home, hay Smart building, Smart city là hệ thống giải pháp mang tính chất diện rộng nhưng đây đã phải là nhu cầu thực sự của người mua nhà hay không?”.

“Tôi nhận thấy rằng nó vẫn chưa thật sự là một nhu cầu khách hàng cần thiết phải có. Bởi vì khách hàng bản thân họ chưa có sự trải nghiệm rõ ràng, chưa cảm nhận giải pháp sẽ giúp ích gì cho cuộc sống của họ. Thậm chí rất nhiều khu đô thị, nhiều dự án quảng cáo ứng dụng Smart home, Smart building hứa hẹn tạo đột biết về tiện ích nhưng theo đánh giá của tôi là chưa gây ấn tượng gì với người mua nhà”, ông Đào Tuấn, một nhà đầu tư bất động sản thứ cấp tại quận 1 (TP. HCM) cho hay.

Theo ông Tuấn, với kinh nghiệm đầu tư thứ cấp căn hộ nhiều năm qua thì dường như chủ căn nhà vẫn chưa thấy cần thiết là phải có Smart home. “Câu hỏi đầu tiên của người mua là có được tặng, khuyến mãi hay không, và nếu không thì giá có đắt đỏ không? Về phía các chủ đầu tư, các đơn vị phát triển sản phẩm thì tôi cảm nhận họ muốn đưa các giải pháp này vào vì chủ yếu làm thương hiệu thôi, muốn nâng tầm sản phẩm của mình lên để bán giá cao nhất là khu chung cư cao cấp, còn khu chung cư trung bình khá thì hầu như chủ đầu tư ít quan tâm”, ông Tuấn nhận xét.

“Với giá thành 50 triệu/m2 cho căn hộ vừa túi tiền ở TP. HCM thì khó hy vọng chủ đầu tư đưa công nghệ 4.0 vào dự án để tích hợp các yếu tố công nghệ cao, tối ưu hoá về mặt quản lý, tối ưu hoá về mặt sử dụng tài nguyên trong dự án và giúp cho cư dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Thay vì chi phí sử dụng công nghệ, chủ đầu tư có xu hướng tìm mọi cách tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tạo thế cạnh tranh trên thị trường”, bà Nguyễn Nguyệt Thu, giám đốc một sàn môi giới bất động sản ở quận 3, cho hay.

Bà Thu cũng chia sẻ, với kinh nghiệm bán căn hộ lâu năm, bà nhận thấy, có những chủ đầu tư họ chỉ đưa những sản phẩm Smart home, Smart city như một thứ gia vị để quảng bá hình ảnh nâng cao giá bán hoặc tạo tính cạnh tranh của sản phẩm nhiều hơn so với các đối thủ.

Ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Bùi Quang Bình, giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Đại Hải (Bình Dương) cho hay: “Vấn đề để khách hàng mua căn hộ không nằm ở căn hộ có Smart home hay không, mà đa phần chỉ quan tâm về uy tín doanh nghiệp, pháp lý, mức giá. Xu hướng trong tương lai là có nhưng không đóng vai trò chủ chốt của sản phẩm. Về cơ bản, trong lúc khó khăn để thoát hàng tồn kho như hiện nay thì doanh nghiệp và cả người mua nhà chỉ mong muốn có được nhà tốt và rẻ thôi”.

“Ai cũng hiểu rằng, phát triển các sản phẩm bất động sản thông minh sẽ kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội và các tiện ích dịch vụ khác... và tất yếu là người dân sẽ được hưởng những tiện ích tốt nhất, hiện đại nhất ở căn nhà của mình. Lý thuyết là vậy nhưng hài hòa với chi phí đầu tư không đơn giản là câu chuyện công nghệ mà là tiền đâu”, bà Vũ Kiều Minh, giám đốc đầu tư của một tập đoàn bất động sản nhìn nhận.

Đầu tiên là “tiền đâu”?

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kiến tạo Khu đô thị thông minh đáng sống”, ông Pablo Acebillo, Chuyên gia cao cấp về Quy hoạch và Hạ tầng, Văn phòng enCity Singapore cho rằng, khu đô thị thông minh là một hệ sinh thái mang lại môi trường sống chất lượng cao cho người dân bao gồm 4 lớp gắn kết với nhau nhờ khung quản trị, từ đó xác định nội dung và lộ trình xây dựng khu đô thị thông minh.

Lớp thứ nhất là hạ tầng dịch vụ, gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tài chính, an ninh, giao thông, du lịch, bán lẻ, tư vấn... Đây là lớp phân phối và vận hành phúc lợi tạo ra bởi các hạ tầng thông minh khác tới người sử dụng; chi phối hầu như tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội.

Lớp thứ hai là hạ tầng số, gồm thu thập, lưu trữ, phân tích, kết nối công nghệ thông tin và truyền thông tự động hóa. Lớp thứ ba là hạ tầng kỹ thuật, gồm bất động sản, giao thông, năng lượng, cấp nước, xử lý rác thải, mảng xanh, đường sá, năng lượng. Lớp thứ tư là nền tảng tự nhiên, gồm nước, đất, khí hậu…

Theo ông Pablo Acebillo, yếu tố khiến cho khu đô thị thông minh khác biệt so với khu đô thị thông thường là hạ tầng số, đó chính là bộ não của khu đô thị thông minh. Hạ tầng số hoạt động với 6 lớp chức năng để đơn giản như khi có một đám cháy nhỏ xảy ra, lớp cảm biến sẽ phát hiện ra vị trí của đám cháy, truyền thông tin đến trung tâm xử lý dữ liệu, lớp phân tích dữ liệu sẽ đưa ra các giải pháp tương thích rồi lớp tương tác sẽ hoạt động để cư dân báo cáo họ ở đâu, có an toàn hay không. Như vậy, chỉ tính riêng về bảo vệ cho tính mạng cư dân, thì không thể đong đếm bằng tiền bạc được.

Hấp dẫn là vậy nên còn nhớ giai đoạn năm 2018, thị trường bất động sản tại TP. HCM sôi động với hàng chục dự án chung cư được các chủ đầu tư mở bán, quảng cáo là căn hộ thông minh. Nhưng từ năm 2021, thị trường dần vắng bóng những quảng cáo căn hộ như vậy.

Anh Đỗ Trung, chủ nhân của căn hộ thông minh tại quận 7 từng được quảng cáo rầm rộ cho biết, lúc đầu trải nghiệm thực tế thấy rất thích. Tuy nhiên để có thể sở hữu nhưng tiện ích trên, anh Trung phải chi thêm số tiền thấp nhất là 75 triệu đồng để lắp những thiết bị thông minh. Còn cao cấp hơn thì sẽ mua những gói công nghệ cao lên tới cả trăm triệu đồng.

“Nếu được tặng thì vui chứ bỏ số tiền cả trăm triệu mua gói công nghệ về trải nghiệm, thực sự câu hỏi đầu tiên là tiền đâu. Cộng thêm việc chủ đầu tư chưa chú ý đầu tư làm hạ tầng số trong dự án. Người Việt mình có câu “cả thèm chóng chán”, và khi đã chán thì mau chóng bị lãng quên, giờ người mua chỉ quan tâm tiện ích trong dự án có cây xanh, bể bơi vô cực, siêu thị, trường học, giá cả thế nào thôi”, anh Trung nói.

“Để đạt được chuẩn dự án 4.0 đúng nghĩa như phân tích của các chuyên gia nước ngoài tốn kém lắm, hiện nay mục tiêu của chủ đầu tư là làm thế nào bán được hàng và người mua cảm thấy chấp nhận được và xứng đáng thôi, phải vượt qua giai đoạn khó khăn này, mới tính tiền đâu để đầu tư dự án thông minh đúng nghĩa được”, bà Minh chia sẻ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dính vụ Thuduc House bỏ trốn ra nước ngoài, 'ông trùm' Trịnh Tiến Dũng lại bị truy nã tội cho vay nặng lãi

Dính vụ Thuduc House bỏ trốn ra nước ngoài, 'ông trùm' Trịnh Tiến Dũng lại bị truy nã tội cho vay nặng lãi

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã khởi tố bị can và ra quyết định truy nã Trịnh Tiến Dũng (sinh năm 1973, ngụ quận 3) về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Kỳ 2: Dự án tỷ USD hoang hóa, chủ đầu tư loay hoay giữa những chỉ đạo

Kỳ 2: Dự án tỷ USD hoang hóa, chủ đầu tư loay hoay giữa những chỉ đạo

(VNF) - Gần hai thập kỷ trôi qua kể từ ngày dự án tỷ đô tại Phú Yên được cấp chủ trương đầu tư, những gì hiện lên ở khu quy hoạch dự án hiện nay vẫn chỉ là một khu đất trống, cây cối um tùm, cỏ dại chen lối. Hàng trăm tỷ đồng bị chôn vùi, hàng trăm ha đất đai bị lãng phí trong khi nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi những phản hồi về kiến nghị và hoàn thiện thủ tục từ chính quyền.

Toàn cảnh tuyến đường sắt 34.000 tỷ dài 12km đi ngầm dưới phố Hà Nội

Toàn cảnh tuyến đường sắt 34.000 tỷ dài 12km đi ngầm dưới phố Hà Nội

(VNF) - Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km được khởi công vào tháng 9/2010. Sau nhiều lần điều chỉnh, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 34.800 tỷ và theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành vào tháng 7/2024.

Ngân hàng chuẩn bị đồng loạt tăng lãi suất cho vay?

Ngân hàng chuẩn bị đồng loạt tăng lãi suất cho vay?

(VNF) - Lãi suất huy động đang có xu hướng đi lên. Nhiều người lo mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tăng theo làm tăng áp lực tài chính cho người vay.

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức, Singapore bước sang 'triều đại' mới từ hôm nay

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức, Singapore bước sang 'triều đại' mới từ hôm nay

(VNF) - Hôm nay (15/5), ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, trong khi người tiền nhiệm Lý Hiển Long sẽ từ chức cùng ngày.

Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 10.200 tỷ: Điểm tắc khiến Futa Group chưa được vay vốn

Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 10.200 tỷ: Điểm tắc khiến Futa Group chưa được vay vốn

(VNF) - Futa Group cho biết dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương thực hiện theo phương thức PPP cần huy động nguồn vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng rất lớn, vào khoảng 10.200 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Điều tra gian dối trái phiếu

Giai đoạn 2 vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Điều tra gian dối trái phiếu

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan (giai đoạn 2).

Nghe 1 cú điện thoại tự xưng 'công an', cụ bà 77 tuổi bị mất 18 tỷ đồng

Nghe 1 cú điện thoại tự xưng 'công an', cụ bà 77 tuổi bị mất 18 tỷ đồng

(VNF) - Công an quận Tây Hồ cho biết, một cụ bà 77 tuổi trên địa bàn đã bị mất gần 18 tỷ đồng khi sập bẫy thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện.

Mùa nào thức nấy: Cổ phiếu ngành nào ‘sáng cửa’ giai đoạn này?

Mùa nào thức nấy: Cổ phiếu ngành nào ‘sáng cửa’ giai đoạn này?

(VNF) - Ngay cả khi tin rằng sự phục hồi của lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết là động lực chính thúc đẩy đà tăng của TTCK ở thời điểm hiện tại, thì việc lựa chọn nhóm ngành để đầu tư cũng rất quan trọng, bởi sự phục hồi là khác nhau giữa các nhóm ngành.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, lại vướng rào cản Hungary

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, lại vướng rào cản Hungary

(VNF) - Hungary lên tiếng phản đối các biện pháp “có thể có tác động tiêu cực đến thị trường khí đốt của Liên minh châu âu (EU)”, một lập trường được cho là có thể ngăn cản nỗ lực của EU nhằm siết chặt doanh thu từ khí đốt của Nga.