Nhà ở xã hội: Doanh nghiệp được gỡ khó, người mua vẫn 'mắc kẹt'

Lệ Chi - 15/05/2023 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Dù luật dành cho nhà phát triển đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, về phía người mua nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Trong quá trình đăng ký mua nhà, người mua phải chờ bốc thăm và nộp nhiều loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Quy trình này kéo dài và phức tạp.

VNF
Nhà ở xã hội: Doanh nghiệp được gỡ khó, người mua vẫn 'mắc kẹt'

Giá nhà cao hơn khoảng 20 lần so với thu nhập bình quân

Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu dân vào năm 2023, trở thành quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Asean, chỉ sau Indonesia và Philippines và xếp thứ 15 trên toàn thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của cả nước tăng từ 20% năm 1993 lên hơn gấp đôi vào năm 2022 với tỷ lệ 41,7%.

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, giá nhà ở tại Việt Nam hiện cao hơn khoảng 20 lần so với thu nhập bình quân đầu người hàng năm, khiến người Việt Nam ngày càng khó sở hữu nhà ở. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải có các giải pháp tái cân bằng, cụ thể là phát triển nhà ở xã hội như một công cụ bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy tính bền vững của thị trường bất động sản.

Tính đến quý I/2023, Việt Nam đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội tại đô thị và dự án nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, với tổng quy mô gần 156.000 căn. Khoảng 401 dự án chuẩn bị được xây dựng, với tổng quy mô khoảng 454.000 căn. Tuy nhiên, bà Trang cho rằng nguồn cung đối với loại hình nhà ở này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ so với nhu cầu.

Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân thu nhập thấp tại các khu công nghiệp là khoảng 2,4 triệu căn cho giai đoạn 2021 – 2030. “Nếu tính hết cả nguồn cung hoàn thành hiện hữu và nguồn cung tương lai thì thị trường sẽ còn thiếu hơn 1 triệu căn, tương đương với 51% tổng nhu cầu”, bà Trang nói.

Nhìn sang các quốc gia khác như Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết thông thường, hệ thống nhà ở xã hội được xây và vận hành với chi phí rất thấp cho đối tượng thu nhập thấp, với đầy đủ các tiện nghi cơ bản.

So với thị trường nhà ở xã hội Hồng Kông chỉ có nhà chung cư, sản phẩm này tại Việt Nam có thêm loại hình nhà liền thổ do vẫn còn nhiều quỹ đất ở. Hồng Kông đẩy mạnh tỷ lệ công/tư nhà ở mức 70:30 trong tổng nguồn cung nhằm đảm bảo nguồn đầu tư cho dự án nhà ở xã hội. Trong khi đó, thị trường Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể tỷ lệ này.

Tại Singapore, bà Trang cho hay quy định nghiêm hơn Việt Nam về chương trình nhà ở xã hội với các tiêu chí sàng lọc cư dân, chế độ sở hữu 99 năm nhằm giúp Chính phủ Singapore chọn lọc nhu cầu nhà ở phù hợp với nguồn cung hiện hữu.

Còn ở Hàn Quốc, các thủ tục hành chính đối với các dự án nhà ở xã hội sẽ được đơn giản hóa rất nhiều. Nếu quy hoạch dự án được Chính phủ phê duyệt, hơn 30 thủ tục pháp lý liên quan khác có thể được giảm bớt, đặc biệt ở giai đoạn lập hồ sơ và giai đoạn thực hiện. Trong khi đó, các nhà phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam sẽ phải trải qua các thủ tục hành chính kéo dài và tỷ suất lợi nhuận bị giới hạn ở mức 10% trở xuống.

Quá nhiều rào cản với người mua

Quay về thị trường Việt Nam, bà Trang thông tin tính riêng năm 2023, thị trường Hà Nội dự kiến sẽ chào đón 6.117 căn nhà ở xã hội tại 11 dự án. Trong khi đó, TP. HCM cũng dự kiến xây dựng thêm 3.800 căn tại 6 dự án, theo số liệu từ đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Để được mua nhà ở xã hội, người mua cần nằm trong diện ưu đãi, kèm thêm thỏa mãn một số điều kiện về thu nhập, diện hộ gia đình. Kể từ khi được luật hóa từ năm 2005, những quy định về người sở hữu cũng như nhà phát triển được cấp phép đã có nhiều thay đổi. Một số chính sách ưu đãi nhà ở xã hội từ năm 2013 vẫn giữ nguyên cho đến nay là miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp, được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án cùng ưu đãi lãi suất thấp.

Các điều luật về nhà ở xã hội cũng đã được thay đổi một số điểm quan trọng để phù hợp với nhu cầu người dân cũng như giúp khuyến khích chủ đầu tư xây dựng loại tài sản này. Cụ thể từ năm 2023, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10ha (hoặc 2ha) trở lên tại các đô thị loại 3 (hoặc loại 1) trở lên không còn phải dành 20% diện tích đất ở trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội như trước. Các chủ đầu tư thương mại sẽ không còn chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội hoặc đóng góp để phát triển nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, về phía người mua nhà ở xã hội, bà Trang nhấn mạnh vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Trong quá trình đăng ký mua nhà, người mua phải chờ bốc thăm và nộp nhiều loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Quy trình kéo dài và phức tạp này khiến việc tiếp cận nhà ở xã hội ngày càng khó khăn đối với những người dân có nhu cầu thực sự và cấp bách về nhà ở.

Hơn nữa, kiểm tra lý lịch cũng là một điểm đáng quan tâm vì đã có trường hợp các chủ đầu tư bán các đơn vị nhà ở xã hội cho những người không thuộc danh sách đủ điều kiện.

“Nhu cầu về nhà ở rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản cũng như tăng trưởng kinh tế. Đối với các chủ đầu tư dự định tham gia vào lĩnh vực này trong thời gian tới, việc cân bằng giữa giá bán, chất lượng công trình và các yếu tố bền vững là vô cùng quan trọng. Điều quan trọng đối với các nhà phát triển là tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiên cứu khả thi trước khi bắt đầu dự án”, bà Trang lưu ý.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

(VNF) - Philippines là bước tiến mới của VinFast trong chiến lược mở rộng tại thị trường Đông Nam Á.

Cấp sai quy định 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

Cấp sai quy định 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

(VNF) - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) đã cấp 56.200 chứng chỉ IELTS vào năm 2022 sai quy định.

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa về việc cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập.

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

(VNF) - Sau nhiều nỗ lực, Nga vẫn không thể nhận về hàng tỷ Rupee đang “mắc kẹt” tại các ngân hàng Ấn Độ. Thay vào đó, Moscow sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào cổ phiếu và cơ sở hạ tầng tại quốc gia châu Á.

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

(VNF) - Với mức lỗ ròng 236 tỷ đồng trong năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Du lịch Hoàng Trường tiếp tục trượt dài trong thua lỗ, với số lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng.

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

(VNF) - Hãng xe pháp Peugeot chính thức rút lui khỏi thị tường Indonesia, nơi tiêu thụ ô tô lớn nhất Đông Nam Á.

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Forbes, tổng cộng có 139 người ở Đông Nam Á sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam có 6 tỷ phú.

PCI 2023: Chính quyền giảm tính năng động, DN tư nhân kém lạc quan

PCI 2023: Chính quyền giảm tính năng động, DN tư nhân kém lạc quan

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI nhận báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có một số điểm cần quan tâm khi trở ngại trong tiếp cận đất đai gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại. Trong khi đó, mức độ lạc quan của khối kinh tế tư nhân đang xuống thấp, hơn cả mức đáy thời kỳ khủng hoảng 2012 - 2013.

Hoa Sen bơm vốn, dự án khách sạn nghìn tỷ tại Yên Bái sẽ hồi sinh?

Hoa Sen bơm vốn, dự án khách sạn nghìn tỷ tại Yên Bái sẽ hồi sinh?

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen sẽ rót thêm 200 tỷ đồng cho Hoa Sen Yên Bái để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án.

Bắt Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bắt Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

(VNF) - Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bị bắt về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.