Nhà tái định cư xập xệ: Trách nhiệm của ai?

Trần Hoàng - 16/07/2020 07:42 (GMT+7)

Nhiều người dân Hà Nội không thiết tha với việc ở nhà tái định cư (TÐC) bởi chất lượng xây dựng các khu TÐC rất thấp, nhiều vấn đề sửa chữa phát sinh nhưng không thể chủ động mà phải phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước.

VNF
Nhà A1 Khu TÐC Ðền Lừ (quận Hoàng Mai), tầng 1 phải quây rào để tránh nguy hiểm nhiều năm nay

Lâu nay, chất lượng nhà TĐC rất thấp, xuống cấp nhanh chóng khiến cho người dân e ngại khi về ở đây. Dẫn chứng sinh động nhất về chất lượng nhà TĐC phải kể đến Khu TĐC Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai). Để giải phóng mặt bằng cho dự án làm cầu Vĩnh Tuy từ tháng 8/2005 hàng trăm hộ dân ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng phải chuyển về khu này sinh sống.

Ghi nhận tại tòa A1 khu Đền Lừ sau 15 năm đi vào sử dụng, nhiều hạng mục của nhà tòa nhà xuống cấp nghiêm trọng. Nền gạch, bê tông nứt toác từng mảng, những vết nứt lớn xuất hiện xung quanh tòa nhà. Thậm chí, tầng 1 vốn là khu vực kinh doanh của tòa nhà phải quây tôn bao quanh vì mất an toàn. Toàn bộ mặt tiền khu vực đường đôi Đền Lừ quây tôn như nhà hoang, bên ngách trở thành nơi đổ rác thải, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Tại tòa A1, hàng chục chuồng cọp được cơi nới, xây dựng không biết từ bao giờ khiến tòa nhà không khác gì những khu tập thể xây dựng 30 - 40 năm trước.

Tương tự ở các tòa A2, A3, A4 khối chân đế giáp với các ki ốt kinh doanh bên ngoài đều có hiện tượng nứt, sụt lún.

Cách đó không xa là Khu TĐC Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), được đưa vào sử dụng cách đây hơn 10 năm. Khoảng 5 năm trở lại đây, khu đô thị này bị xuống cấp nghiêm trọng.

Chị N (tòa nhà N6) cho biết, sống ở gần những con đường mới mở, gần trụ sở UBND quận Hoàng Mai, thế nhưng cuộc sống ở đây lại không khác ở khu ổ chuột. Sàn để xe lún nứt thời gian dài, xung quanh tòa nhà nứt lún khắp nơi. Bên cạnh đó, đường ống nước thải thường xuyên bị nghẽn, khiến nước dềnh lên nhiều ngày chậm được khắc phục.

Thực tế tại Khu TĐC Đồng Tàu, nhiều khu sinh hoạt chung đang bị lấn chiếm, rác thải tràn ngập khu vực vườn hoa quanh các tòa nhà. Hiện tượng nứt nền bê tông thì diễn ra ở hầu khắp các tòa.

Theo ghi nhận của PV tại một số khu TĐC như Bắc Linh Đàm, Nam Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Đồng Tàu, Đền Lừ,... đều xuất hiện tình trạng xuống cấp. Đặc biệt, tại Khu TĐC Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy), 18 tòa TĐC ở đây sau 15 năm đưa vào vận hành nhưng chưa được sửa chữa, bảo trì, đến nay xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống thang máy. Viêc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, chất lượng sống của hàng nghìn hộ dân tại đây.

Trách nhiệm của ai?

Đại diện Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội - đơn vị đang quản lý 136 tòa TĐC cho biết, việc xuống cấp của khu TĐC Đồng Tàu và Đền Lừ là do nằm cùng dải địa chất yếu. Ở khu Đền Lừ, ngay từ trước khi bàn giao, chủ đầu tư đã phải khắc phục sự cố sụt lún. “Chúng tôi cứ xử lý bơm cát, vá bê tông nhưng 2 - 3 tháng sau hiện tượng sụt lún lại xuất hiện. Mỗi lần xử lý mất vài chục triệu nhưng không giải quyết được dứt điểm”, đại diện đơn vị quản lý nói.

Đối với Tòa A1 khu TĐC Đền Lừ, vì sụt lún nghiêm trọng, mất an toàn nên Cty đã phải đập bỏ các ki ốt bán hàng tầng 1, quây rào nhiều năm nay. Ngoài ra, chung cư còn bị thiết kế “lỗi”, thiếu nơi đặt máy phát điện, Cty đã bổ sung, xây dựng nhưng chỉ hơn 1 tháng, nhà đã nghiêng hẳn ra ngoài, nơi đặt máy phát điện lún sâu 20cm so với ban đầu. Nhà để máy phát điện sau đó cũng phải đập bỏ.

Theo vị này, để xảy ra sự xuống cấp nền quanh tòa nhà là do lỗi ngay từ khâu thiết kế, ngoài ra đơn vị thẩm định, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định, phê duyệt thiết kế.

“Việc sửa chữa duy tu hiện nay chỉ như người bị bệnh được uống thuốc bổ, chứ không được chữa bệnh”, đại diện Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội ví von.

Cùng với sự xuống cấp, việc sửa chữa nhà TĐC phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý nhà nước, khiến mỗi vấn đề sự cố phải chờ Cty quản lý nhà tổng hợp trình cơ quan chức năng rất mất thời gian.

Khi đặt câu hỏi trách nhiệm của đơn vị nào để xảy ra sai sót thiết kế như vậy? Vị này cho rằng, toàn bộ quá trình làm đều được đơn vị tư vấn thiết kế tư vấn, có sự thẩm định, kiểm tra của Sở Xây dựng Hà Nội theo đúng quy trình.

Một kiến trúc sư cho rằng, chất lượng công trình nhà TÐC thực sự có vấn đề. “Nhìn vào những khu TÐC như Ðồng Tàu, Ðền Lừ có thể dễ dàng nhìn thấy sự xuống cấp, nhếch nhác… như những khu ổ chuột. Nếu tình trạng này tiếp tục, chắc chắn thế hệ tương lai sẽ còn tiếp tục gánh hậu quả do những khu TÐC tạo ra”, KTS này chia sẻ.

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
18 tấn vàng ra thị trường, liên ngành đi thanh tra, vàng vẫn tăng giá mạnh

18 tấn vàng ra thị trường, liên ngành đi thanh tra, vàng vẫn tăng giá mạnh

(VNF) - Dù NHNN đã bán ra 1,8 tấn nhưng giá vàng miếng SJC vẫn đắt đỏ, mức chênh còn gần gấp đôi so với trước đấu thầu. Nhiều chuyên gia cho rằng đấu thầu vàng chưa phát huy hiệu quả, chỉ là giải pháp tình thế.

Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

(VNF) - Hiện nay, các công ty chứng khoán (CTCK) sử dụng công nghệ như một “bàn đạp” quan trọng để thu hút khách hàng. Nhiều công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ở mảng môi giới để tiếp cận nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó bán chéo các sản phẩm như cho vay margin, tư vấn đầu tư hay quản lý tài sản.

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Bảo hiểm chi trả hàng tỷ đồng quyền lợi cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Bảo hiểm chi trả hàng tỷ đồng quyền lợi cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

(VNF) - Ngay sau khi nắm bắt thông tin về vụ cháy nhà trọ ở đường Trung Kính (Hà Nội), Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm đã có văn bản đề nghị các Doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng bồi thường bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.