'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, UBND TP. HCM đã chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về phương án đấu giá tài sản tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất, tài sản khác gắn liền với đất tại các lô đất R1, R2, R3 thuộc khu 38,4 ha khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Bình Khánh, quận 2).
Đây là 3 lô đất có diện tích 45.971,4m2, đã xây dựng xong 14 block với 2.220 căn hộ, có hồ bơi, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu công viên và các công trình phục vụ. Hệ thống cấp nước, cấp điện cũng đã được thi công hoàn tất.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, thời hạn giao đất không quá 50 năm được tính từ thời điểm có hiệu lực của quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Hình thức sử dụng đất là giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và công trình xây dựng gắn liền với đất.
Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước là 20% giá khởi điểm của giá trị quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất, tài sản khác gắn liền với đất tại các lô đất R1, R2, R3 và nộp vào tài khoản ngân hàng theo quy định, không áp dụng thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Phương thức đấu giá là trả giá lên, đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá. Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị tổ chức thực hiện đấu giá. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định phê duyệt phương án giá của UBND TP và thông báo giá khởi điểm, phương thức nộp tiền trúng đấu giá của Sở Tài chính, Trung tâm Phát triển quỹ đất sẽ ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá để triển khai thực hiện theo quy định.
Trong đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nhấn mạnh, do tài sản đưa ra đấu giá là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại 3 lô đất trên có giá trị lớn, việc tham gia đấu giá không phải mục đích sử dụng để ở của hộ gia đình, cá nhân mà là hoạt động kinh doanh bất động sản, nên đối tượng tham gia đấu giá phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Bên trong 1 dự án nhà tái định cư nhếch nhác, cỏ mọc um tùm
Được biết, đây là lần thứ 4 TP. HCM tổ chức bán đấu giá hàng ngàn căn hộ tái định cư thuộc khu 38,4 ha khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cụ thể, năm 2017, TP. HCM bán đấu giá 3.790 căn với mức giá khởi điểm 8.800 tỷ đồng, năm 2018 đấu giá lần thứ 2 và mức giá khởi điểm là 9.100 tỷ đồng và lần thứ 3 có giá khởi điểm là 9.900 tỷ đồng, nhưng cả ba lần đều đấu giá không thành công.
Trong khi TP vẫn đang còn hàng dài người xếp hàng chờ được suất tái định cư hoặc mua nhà ở xã hội, thì địa phương này lại dư thừa một lượng lớn nhà tái định và phải mang ra bán đấu giá nhiều lần. Nguyên nhân của nghịch lý này là do nhiều người thuộc diện đền bù giải tỏa không đủ tiền mua căn hộ tái định cư ở đây, hoặc chờ đợi quá lâu không có nhà, nên phải đi mua chỗ khác và khu vực này mức chi tiêu khá đắt đỏ, nên người nghèo đành bán lại suất nhà của mình cho người khác.
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Phú Đông Group cho rằng, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở đang bị thiếu như hiện nay, việc TP. HCM mang hàng ngàn căn tái định cư ra đấu giá sẽ giúp tăng thêm một lượng lớn nguồn cung căn hộ, song cái khó hiện nay của nhiều doanh nghiệp là lượng căn hộ mang ra đấu giá quá lớn, sẽ không có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài chính tham gia mặc dù rất quan tâm.
“Những lô hàng mà TP. HCM mang ra đấu giá quá lớn, nên chỉ những doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính mới có đủ khả năng tham gia đấu giá được. Trong khi những điều kiện mà Thành phố đưa ra hiện nay vẫn chưa phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nên mới có chuyện hàng ngàn căn tái định cư mang ra đấu giá nhiều lần vẫn bị thất bại”, ông Phúc nói.
Chất lượng công trình nhà ở tái định cư không đảm bảo, cộng với số lượng lớn căn hộ được đưa vào một gói là nguyên nhân dẫn đến việc đấu giá thất bại nhiều lần
Theo phân tích của ông Phúc, nếu tham gia đấu giá thì doanh nghiệp phải bỏ ra 20% mức giá khởi điểm để ký quỹ. Với mức giá khởi điểm của các lần trước, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra số tiền tương đương gần 2.000 tỷ đồng, 30 ngày sau phải nộp thêm tương đương 50% giá trị trúng thầu, còn lại phải thanh toán trong 2 tháng liền kề, đó là chưa kể mức giá đưa ra hiện nay vẫn chưa hợp lý, quá cao so với chất lượng của công trình nhà ở tái định cư.
“Thực ra, để giải quyết bài toán này rất đơn giản, chúng ta chỉ cần xé nhỏ số lượng căn hộ để bán theo cụm, khối nhà hoặc có thể chia ra theo sàn, cụm, thậm chí bán lẻ từng căn và tính toán lại giá khởi điểm một cách hợp lý thì mới thu hút được doanh nghiệp tham gia”, ông Phúc nói.
Cùng quan điểm, ông Ngô Đức Sơn, Phó tổng giám đốc DRH Holdings cho rằng, dưới góc độ doanh nghiệp và tâm lý khách hàng, mọi người rất ngại mua nhà tái định cư, vì lâu nay, những dự án này chất lượng thường không bảo đảm và giá khởi điểm không tương xứng, muốn thu hút thì phải kiểm định lại chất lượng lần nữa.
“Bản thân các doanh nghiệp cũng rất muốn tham gia, nhưng họ cũng phải cân đối lợi nhuận mang về từ việc đấu giá. Trong câu chuyện đấu giá nhà tái định cư này, việc lợi nhuận thấp thì doanh nghiệp nào cũng thấy được, nên họ cũng không mấy sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để tham gia”, ông Sơn nói.
Ông Trần Hiền Phương, Tổng giám đốc SeaHoldings cũng đồng ý với quan điểm xé nhỏ từng gói để bán đấu giá. Ông Phương cho rằng, đối tượng tham gia đấu giá gồm tất cả những ai có điều kiện mua, kể cả doanh nghiệp hay cá nhân. Ngoài một cá nhân có đủ tiềm lực tài chính mua một lần 50 - 70 căn.
“Một lô chung cư cao tầng có khoảng 400 - 500 căn thì chia làm 10 -15 gói thầu, mỗi gói thầu 1 - 2 tầng rồi bán đấu giá. Đối với chung cư thấp tầng, mỗi lô có khoảng 100 - 120 căn thì bán mỗi gói thầu là nửa lô. Bởi nhà tái định cư có thể dùng để ở hay làm thương mại đều được”, ông Phương nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.