Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thành lập từ năm 2005, đến nay, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây lắp điện số Năm (Công ty PCC5) là một trong những nhà thầu thi công hệ thống điện, trạm biến áp có vai vế trong nước.
Doanh nghiệp này nổi lên từ những công trình khá lớn như xây dựng trạm biến áp 220/110kV Vĩnh Lộc; một phần hệ thống điện nhà máy lọc dầu Dung Quất; xây dựng trạm và trụ móng tuabin nhà máy điện gió Tuy Phong - Bình Thuận, nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam;
Công ty PCC5 còn tham gia xây dựng công trình kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội của Công ty Điện lực TP.HCM (TBA GIS 110kV Tân Sơn Nhất) và dự án xây dựng, lắp đặt trạm biến áp GIS 220/110kV Bình Tân, Hiệp Bình Phước. Đó cũng là 2 dự án trạm GIS 220kV đầu tiên của Công ty Điện lực TP.HCM.
Trong giai đoạn gần đây, Công ty PCC5 là nhà thầu góp sức thực hiện các dự án trọng điểm như dự án nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa; nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh; nhà máy điện năng lượng mặt trời Long Thành 1 - Đắk Lắk...
Theo giới thiệu của doanh nghiệp, không chỉ thành danh trong lĩnh vực xây lắp công trình điện, Công ty PCC5 còn lấn sân sang những mảng kinh doanh khác, nổi bật là ngành khai thác dầu khí. Nhà thầu này từng tham gia thực hiện hợp đồng lắp đặt hệ thống cáp lực, chiếu sáng, đo lường kiểm tra, thông tin liên lạc của những dự án block nhà ở 140 người cho giàn khoan Bạch Hổ, qua đó nhận được sự tín nhiệm từ các tổ chức quốc tế.
Cùng với lời tự giới thiệu ấn tượng trên website, theo thống kê của VietnamFinance, Công ty PCC5 còn có danh mục trúng thầu cũng rất đáng chú ý. Xét riêng giai đoạn từ 2016 đến nay, dựa trên danh sách những gói thầu được công bố kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, trong vai trò độc lập hoặc liên danh, Công ty PCC5 đã trúng ít nhất 19 gói thầu với tổng giá trị lên đến 1.900 tỷ đồng.
Con số này rất có thể tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, trong bối cảnh Công ty PCC5 đã và đang tham gia hơn 10 gói thầu xây lắp khác với tổng giá trị ước tính hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là gói thầu số 06 "Cung cấp Vật tư thiết bị trạm biến áp (đã bao gồm dịch vụ hướng dẫn lắp, hoàn thiện thiết bị GIS)" được mở thầu ngày 9/3/2021 với giá dự toán gần 90 tỷ đồng, của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội.
Một điểm đáng chú ý, ngoài danh mục trúng thầu giá trị "khủng", Công ty PCC5 cũng là nhà thầu thường xuyên thực hiện các dự án có giá trúng thầu rất cao, rất sát giá gói được bên mời thầu đưa ra.
Cụ thể, tại gói thầu 07 "Xây lắp trạm biến áp, cung cấp và lắp đặt cáp ngầm 110kV, thuộc công trình xây dựng mới TBA 110kV Đại Kim (Kim Giang) và nhánh rẽ", Công ty PCC5 đã trúng thầu với giá 57,3 tỷ đồng, thấp hơn chưa đến 150 triệu đồng so với giá dự toán gói thầu (57,5 tỷ đồng).
Tương tự, ở gói thầu số 1A "Cung cấp VTTB và xây lắp toàn trạm, kể cả hệ thống PCCC và bảo hiểm công trình cho chủ đầu tư (ngoại trừ cung cấp và lắp đặt tủ trung thế 24kV)", nằm trong dự án cải tạo trạm biến áp 110kV Chợ Lớn của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Công ty PCC5 đã trở thành doanh nghiệp thực hiện với mức giá trúng thầu là gần 122 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 2 tỷ đồng, tức hơn 1%.
Tỷ lệ giảm giá thấp cũng xuất hiện tại gói thầu số 09 "Cung cấp và xây dựng lắp đặt vật tư thiết bị toàn trạm, bao gồm tính toán trị số chỉnh định rơle, lập phương thức đóng điện, vận hành và xử lý sự cố, hệ thống camera giám sát, PCCC công trình Trạm 110kV Mỹ Phước 3 và đường dây đấu nối, tỉnh Bình Dương", Công ty PCC5 được lựa chọn theo Quyết định số 508/QĐ-AĐLMN ngày 14/12/2020 với giá trúng thầu là 73 tỷ đồng.
Thêm một điểm đáng lưu tâm, đó là về năng lực tài chính của nhà thầu này. Theo tài liệu mà VietnamFinance có được, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của Công ty PCC5 tới từ các hợp đồng từ hoạt động đấu thầu và với tỷ lệ giảm giá vô cùng thấp, doanh nghiệp cũng có biên lợi nhuận "mỏng" đến bất ngờ.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2019, doanh số mỗi năm của Công ty PCC5 tăng trưởng khá nhanh và đều đặn, đầu chu kỳ đạt 431,5 tỷ đồng và tăng lên 552,2 tỷ đồng sau đó một năm; năm 2018 đứng ở mức 751,8 tỷ đồng và vọt lên ngưỡng 1.380 tỷ đồng vào cuối 2019.
Thế nhưng trái ngược với tốc độ tăng phi mã của doanh số, lợi nhuận hàng năm của Công ty PCC5 khá ảm đạm và có phần èo uột. Giai đoạn 2016-2019 cho thấy, lãi sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 5,8 tỷ đồng, 7,8 tỷ đồng, 12,5 tỷ đồng và 13,1 tỷ đồng.
Xét về biên lợi nhuận thuần, chỉ số sinh lời này chỉ vỏn vẹn trên 1%, đặc biệt năm 2019 chỉ còn dưới 1%, tương đương với 100 đồng doanh thu mang về, Công ty PCC5 chỉ lãi xấp xỉ 1 đồng.
Đối với các doanh nghiệp xây lắp đang niêm yết trên sàn chứng khoán, khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty PCC5 rất "đuối". Chưa dừng lại ở đó, nhìn lại giai đoạn 2018-2019 khi doanh thu tăng trưởng hơn 83,5% so với cùng kỳ, thì lợi nhuận của Công ty PCC5 vẫn ì ạch với mức tăng chưa đến 5%.
Về tổng tài sản (nguồn vốn), giai đoạn 2016-2019, chỉ tiêu này tăng từ 244,6 tỷ đồng, lên 430,7 tỷ đồng và 1.006 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2019 bất ngờ giảm mạnh xuống còn 587,8 tỷ đồng.
Trong đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm lần lượt 59,9 tỷ đồng, 97,8 tỷ đồng, 140,3 tỷ đồng và 145 tỷ đồng, còn lại là nợ phải trả. Công ty PCC5 sử dụng đòn bẩy ở mức cao, với hệ số D/E (nợ/vốn chủ sở hữu) dao động trên 3 lần, đáng chú ý năm 2018 vọt lên hơn 6 lần.
Về cơ cấu cổ đông, cập nhật đến ngày 28/12/2017, 3 cá nhân sáng lập Công ty PCC5 gồm ông Huỳnh Văn Ân (SN 1960), bà Nguyễn Thị Bích Hà (SN 1956) và ông Nguyễn Ngọc Minh Đăng (SN 1973) sở hữu lần lượt 8,5%, 31,5% và 10% cổ phần doanh nghiệp.
Hiện nay, Chủ tịch HĐQT Công ty PCC5 là bà Nguyễn Thị Bích Hà, Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Minh Đăng.
Cuối năm 2020, theo phán ảnh của báo chí, Công ty PCC5 bị “tố” giả mạo hồ sơ tham gia đấu thầu. Cụ thể, tại gói thầu "Cáp ngầm T2 Nội Bài" của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, Công ty PCC5 đã sử dụng Hợp đồng số KC2KE030 ngày 5/5/2014 ký với Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (hợp đồng chứng minh đã thi công công trình tương tự). Trong đó, thể hiện Công ty PCC5 đã thi công Dự án cáp ngầm 220Kv tại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trên thực tế, PCC5 không thi công dự án cáp ngầm 220Kv của nhà máy Formosa mà đơn vị này chỉ thi công dự án trạm biến áp GIS 220kV ESP01 của nhà máy này và cũng chỉ là nhà thầu phụ cho Công ty TNHH ABB tại Formosa Hà Tĩnh. Cũng theo phản ánh, giấy xác nhận hoàn thành ngày 9/6/2015 của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi PCC5 xác nhận: “PCC5 là nhà thầu chính, đã hoàn thành toàn bộ công việc của dự án cáp ngầm 220Kv tại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh theo Hợp đồng số KC2KE030 ngày 5/5/2014 theo đúng tiến độ, an toàn và chất lượng với hạng mục công việc như: Lắp đặt hệ thống cáp ngầm 220Kv, bao gồm cả thí nghiệm hiệu chỉnh” là… làm giả. Cũng tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM, theo phản ánh, trong quá trình tham giá đấu thầu gói thầu Cáp ngầm Hiệp Bình Phước - Bình Triệu giai đoạn 1, Công ty PCC5 cũng lại sử dụng Hợp đồng số KC2KE030 ngày 5/5/2014 ký với Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Giấy xác nhận hoàn thành ngày 9/6/2015 của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi PCC5 bị “tố” là giả mạo để lấy làm hồ sơ năng lực, nhằm đáp ứng yêu cầu của bài thầu trên để trúng thầu. Bằng cách sử dụng hồ sơ có dấu hiệu giả mạo dùng làm Hợp đồng tương tự nhằm đáp ứng yêu cầu năng lực của 2 gói thầu tại Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Công ty PCC5 đã vượt qua các nhà thầu khác có năng lực thực sự để trúng 2 gói thầu trên, vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu. Được biết, PCC5 vốn là một đơn vị nhiều “tai tiếng”, đây không phải là lần đầu tiên dính nghi vấn về việc giả mạo hồ sơ, không đáp ứng yêu cầu năng lực. Trước đó, khi PCC5 tham gia đấu thầu tại Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội cũng đã bị “tố” với những dấu hiệu sai phạm tương tự. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.