Nhận diện Xuất nhập khẩu Đông Dương bị 'bêu tên' chậm đóng BHXH kéo dài
(VNF) - Kết thúc quý III/2024, mặc dù báo lãi sau thuế gần 6,1 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương bị BHXH TP. HCM bêu tên vì chậm đóng BHXH.
Bảo hiểm Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (BHXH TP. HCM) vừa công bố danh sách các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 3 tháng trên địa bàn (số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 30/11/2024, cập nhật UNC đến hết ngày 12/12/2024).
Theo danh sách công khai của BHXH TP. HCM có sự xuất hiện của Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương, địa chỉ tại 308 Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM. Công ty hiện đang có 46 tháng chậm đóng BHXH với số tiền chậm đóng gần 6 tỷ đồng.
Theo giới thiệu trên website, Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (gọi tắt Xuất nhập khẩu Đông Dương) tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương, thành lập từ tháng 6/2010.
Đến tháng 6/2016, Xuất nhập khẩu Đông Dương chuyển đổi mô hình từ công ty TNHH sang Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương. Công ty lên sàn chứng khoán tháng 2/2018 và chính thức niêm yết trên HNX với mã cổ phiếu DDG.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương được thành lập vào ngày 25/6/2010, địa chỉ tại phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM
Người đại diện theo pháp luật là Trần Kim Sa, sinh năm 1970, chức vụ Chủ tịch HĐQT. Công ty có vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm: Trần Ngọc Phụng góp 16 tỷ đồng (tỷ lệ 20%); Trần Kim Sa góp 32 tỷ đồng (tỷ lệ 40%) và Nguyễn Thanh Quang góp 32 tỷ đồng (tỷ lệ 40%).
Đến tháng 9/2016, công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn gồm: Trần Ngọc Phụng góp 24 tỷ đồng (tỷ lệ 20%); Trần Kim Sa góp 48 tỷ đồng (tỷ lệ 40%) và Nguyễn Thanh Quang góp 48 tỷ đồng (tỷ lệ 40%).
Tiếp đó, đến tháng 10/2018 công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 285 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn không được đề cập. Đến ngày 2/6/2020, công ty lại giảm vốn điều lệ từ 285 tỷ đồng xuống còn 120 tỷ đồng.
Đến tháng 11/2021, công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ lên gần 570,4 tỷ đồng. Sau một năm, công ty lại có màn tăng vốn lên gần 598,4 tỷ đồng.
Cập nhật thay đổi gần nhất (ngày 6/3/2024), công ty có vốn điều lệ gần 798,4 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là Trần Kim Sa, sinh năm 1970, chức vụ Tổng giám đốc công ty.
Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương có một công ty con là Công ty cổ phần CL. Theo thuyết minh, ngày 28/6/2024, HĐQT đã thông qua chủ trương thoái vốn tại Công ty con – Công ty cổ phần CL với giá trị vốn góp là 47,95 tỷ đồng (tương ứng với 63,93% vốn góp của Công ty cổ phần CL). Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm, công ty đã thoái 1 phần vốn góp tương ứng với 33,67% vốn góp của Công ty cổ phần CL, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 51,27% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, công ty còn có 2 công ty liên doanh, liên kết trực tiếp là: Công ty TNHH TM DV Kỹ thuật Kim Minh Phú và Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Minh Phương.
Xuất nhập khẩu Đông Dương kinh doanh ra sao?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận doanh thu trong quý III đạt hơn 36,4 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp của công ty đạt hơn 4,4 tỷ đồng, giảm 63,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hơn 5,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 âm hơn 9,8 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí, kết thúc quý III/2024, Xuất nhập khẩu Đông Dương báo lãi sau thuế gần 6,1 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Luỹ kế 9 tháng năm 2024, Xuất nhập khẩu Đông Dương báo lãi sau thuế hơn 6,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái báo lỗ hơn 192 tỷ đồng.
Tổng cộng tài sản của Xuất nhập khẩu Đông Dương tính đến ngày 30/9/2024 là hơn 1.704,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn gần 648,1 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 1.092,2 tỷ đồng.
Thời điểm cuối quý III/2024, công ty có gần 6,5 tỷ đồng tiền mặt và gần 656 triệu đồng tiền gửi ngân hàng.
Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận hơn 272,6 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, bao gồm: Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (hơn 19,5 tỷ đồng); Công ty TNHH Dịch vụ Tân Việt (hơn 65,7 tỷ đồng); Công ty TNHH Thương mại XNK Sức sống Việt (hơn 75,1 tỷ đồng); Công ty TNHH Đầu tư phát triển Năng lượng Đại Dương (hơn 35,3 tỷ đồng),…
Hàng tồn kho của Xuất nhập khẩu Đông Dương liên tục “phình to”, từ mức hơn 15,1 tỷ đồng (hồi đầu năm) tăng lên hơn 26,1 tỷ đồng tại ngày 30/9/2024.
Thế chấp quyền sử dụng đất, cổ phiếu, tài sản công ty.. vay vốn
Tính đến ngày 30/9/2024, nợ phải trả của Xuất nhập khẩu Đông Dương là hơn 934,7 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn với gần 853,4 tỷ đồng.
Tổng nợ vay của Xuất nhập khẩu Đông Dương tính đến ngày 30/9/2024 là hơn 726,1 tỷ đồng, chiếm tới 77,7% nợ phải trả của công ty. Vốn chủ sở hữu của công ty đến cuối quý III/2024 là hơn 805,5 tỷ đồng.
Các khoản vay tại ngân hàng được công ty thế chấp bằng các tài sản bảo đảm khác nhau như: quyền sử dụng đất tại TP. HCM, Lâm Đồng; hàng triệu cổ phiếu mã chứng khoán DDG; khoản phải thu phát sinh từ các đơn đặt hàng/hợp đồng cung cấp hàng hoá/dịch vụ; hệ thống lò hơi; lò đốt rác thải CN tại Bình Dương-Biwase,…
I.D Auto bị ‘bêu tên’ chậm đóng Bảo hiểm xã hội
- Tập đoàn Hataco Việt Nam bị ‘bêu tên’ chậm đóng BHXH 14/12/2024 07:45
- Chậm đóng BHXH hàng tỷ đồng, Xây dựng VINA2 đang làm ăn thế nào? 13/12/2024 01:30
- FLC Hạ Long đứng đầu danh sách nợ BHXH tại Quảng Ninh 09/12/2024 02:45
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.