Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Các kỹ sư công nghệ người Việt Nam ở Hà Nội giúp Framgia phát triển nền tảng hỗ trợ công ty khởi nghiệp.
Framgia thuê trọn vẹn một tầng tại Keangnam làm văn phòng, nơi 800 kỹ sư phần mềm làm việc chăm chỉ. Tất cả nhân viên đều đi chân trần, công ty không cho phép bất kỳ ai đi giày vào văn phòng và điều này giúp họ thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Độ tuổi trung bình của các kỹ sư là 28.
Từ những năm 2000, ngành Công nghệ thông tin của Nhật Bản đã theo đuổi việc phát triển phần mềm ở nước ngoài, trong đó, các công ty sẽ chuyển một phần công việc cho các đối tác ở các quốc gia có chi phí nhân công rẻ như Việt Nam và Philippines.
Kobayashi tin rằng, “các công ty phần mềm trên toàn thế giới luôn thiếu hụt nguồn nhân lực”, đây cũng chính là lý do Framgia thành lập chi nhánh tại Hà Nội vào năm 2013.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty tại Việt Nam là hỗ trợ phát triển ứng dụng cho các công ty Nhật Bản.
Năm 2017, công ty bắt đầu bước vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và đang tìm kiếm các mục tiêu ở Đông Nam Á. Doanh số hiện tại của Framgia khoảng 2 tỷ Yên (18 triệu USD) – tăng gấp 5 lần trong ba năm qua.
Các ứng viên ứng tuyển vào Framgia đa phần đến từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội – trường đại học hàng đầu của Việt Nam về công nghệ. Những ứng viên này được giao nhiệm vụ thiết kế các ứng dụng cho các hệ điều hành như Android của Google, iOS của Apple và hệ thống các máy chủ sau khi trải qua các kỳ kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt.
Điểm khác biệt giữa Framgia so với các doanh nghiệp khác là các kỹ sư sẽ được chia theo từng nhóm để đảm nhận các dự án khác nhau, số lượng thành viên trong mỗi nhóm dao động trong khoảng 10 người.
Một trong số các nhiệm vụ mà mỗi nhóm phải đảm đương là phân phối sản phẩm, theo lời Kobayashi là “giao cho họ trách nhiệm và quyền tự quyết định sẽ thúc đẩy họ tạo ra các ý tưởng tốt nhất.”
Sự thống nhất về thành viên trong các nhóm giúp tạo dựng niềm tin từ khách hàng và sự đồng bộ từ hai phía. Điều này cũng cho phép các nhóm ở Việt Nam đề xuất nhiều ý tưởng và tạo ra nhiều ứng dụng tốt hơn.
Một khách hàng là hãng JapanTaxi đã lựa chọn Framgia để phát triển một ứng dụng cho dịch vụ taxi dành cho trẻ em.
“Sau khi làm việc với các kỹ sư, tôi đã nghĩ rằng họ chỉ làm việc cho mình tôi”, Kenji Teshima, quản lý của JapanTaxi – thành viên Tập đoàn Nihon Kotsu chia sẻ.
Trong giai đoạn đầu của dự án, Teshima đã đến Hà Nội mỗi tuần để đánh giá năng lực của bốn kỹ sư và theo dõi tiến độ công việc. Trở về Nhật Bản, anh sẽ thảo luận chi tiết hơn với các kỹ sư Việt Nam trong các cuộc họp trực tuyến mỗi sáng.
Nhóm kỹ sư tại Hà Nội mất một đến hai tháng để hiểu rõ bản chất của dự án cũng như mong muốn của khách hàng. Sau đó, tần suất kiểm tra tiến độ giảm dần.
“Sau 6 tháng, các kỹ sư bắt đầu suy nghĩ, triển khai và đưa cho chúng tôi các đề xuất phù hợp”, Teshima nói.
Chi phí dự án này trên thực tế chỉ bằng 1/3 so với con số ban đầu JapanTaxi dự định chi cho các Công ty phát triển phần mềm tại Nhật Bản.
“Mặc dù gặp phải một số vấn đề về giao tiếp, tuy nhiên, kỹ năng lập trình của các kỹ sư Việt Nam tốt hơn nhiều so với các kỹ sư Nhật Bản cùng thế hệ,” Teshima nói. Sau khi hoàn thành ứng dụng taxi cho trẻ em, ông tiếp tục sử dụng dịch vụ của Framgia để nâng cấp các ứng dụng khác và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chỉ khoảng 50 nhân viên trong tổng số 1.200 nhân viên của Framgia đang làm việc tại văn phòng ở Tokyo. Công ty sử dụng hơn 1.000 nhân viên tại Việt Nam – chủ yếu ở Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra, Framgia cũng có văn phòng tại Philippines và Bangladesh.
Bản thân ông Kobayashi cũng đã chuyển đến sinh sống ở Hà Nội. “Tôi có một không gian rộng lớn hơn nhiều lần so với Tokyo,” ông nói.
Framgia cũng đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Những ứng dụng mà các công ty khởi nghiệp này đang triển khai cho khách hàng của mình như công ty Money Forward, Uzabase và Hobonichi là động lực khiến Framgia đầu tư vào họ.
Kobayashi nhìn thấy sự tăng trưởng theo cấp số nhân của các công ty phát triển ứng dụng trên điện thoại di động và hiểu rằng “ảnh hưởng của sự phát triển và đầu tư vào ứng dụng phải thực sự lớn”.
Giống như ý nghĩa cái tên Framgia – “Từ châu Á”, tập đoàn này đã đầu tư vào rất nhiều liên doanh, bao gồm các công ty Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan và Bangladesh.
Cuối năm 2018, Framgia dự định thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm với vốn thành lập khoảng 1 tỷ Yên.
“Tên gọi thể hiện ý chí của công ty luôn muốn vượt ra ngoài môi trường gần như đóng cửa ở Nhật Bản để tiến vào thị trường châu Á sôi động hơn, trở thành một công ty toàn cầu”, tờ Nikkei viết.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.