'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Takeshi Sugiyama, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn điện tử Mitsubishi Electric, ngày 2/7 đã chính thức thông báo từ chức sau khi tập đoàn này thừa nhận làm sai lệch một số dữ liệu giám định trong hơn 30 năm qua.
"Tôi rất sốc vì điều này. Tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc về những rắc rối mà chúng tôi đã gây ra. Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng tôi không nên tiếp tục giữ cương vị chủ tịch tập đoàn và với ban quản lý mới, chúng tôi cần làm việc hết mình hơn nữa để lấy lại niềm tin", ông Takeshi Sugiyama nói tại cuộc họp báo.
Mitsubishi Electric cho biết tập đoàn này đã kiểm tra không đúng quy cách đối với một số máy điều hòa không khí dùng trong toa tàu và máy nén phanh. Tài liệu thanh tra đầu tiên được lập từ năm 1985.
Việc thừa nhận của Mitsubishi có thể làm giảm uy tín của Nhật Bản trong ngành công nghiệp sản xuất chất lượng cao.
Mitsubishi cho biết các sản phẩm liên quan bê bối sai lệch dữ liệu nêu trên không gây ra bất kỳ nguy cơ mất an toàn nào đối với người sử dụng. Tập đoàn này cam kết sẽ công bố báo cáo về vấn đề này vào tháng 9 tới, kèm theo những biện pháp phòng ngừa trường hợp tương tự xảy ra.
Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, ông Hiroshi Kajiyama, cho biết chính phủ sẽ vào cuộc nếu công ty vi phạm pháp luật hoặc các quy định.
Theo ông Kajiyama, vụ bê bối trên có thể "gây tổn hại đáng kể niềm tin đối với ngành sản xuất của Nhật Bản".
Mitsubishi Electric là một trong những tập đoàn điện tử lớn nhất Nhật Bản, sản xuất nhiều loại sản phẩm từ đồ gia dụng đến máy móc hạng nặng và thiết bị quốc phòng.
Hồi tuần trước, dù chưa có quyết định về người thay thế, hội đồng quản trị Toshiba vẫn quyết định bãi nhiệm chủ tịch Osamu Nagayama khỏi hội đồng quản trị. Đây được xem là một sự kiện gây sốc với văn hoá kinh doanh tại Nhật Bản.
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp cổ đông thường niên kéo dài 3 giờ hôm 25/6. Lý do ông Nagayama bị phế truất được cho là do năng lực quản lý yếu kém và những sự việc lùm xùm thời gian gần đây của ông. Sự ra đi của ông Nagayama đánh dấu chiến thắng của cổ đông lớn nhất Effissimo Capital.
Cuộc bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Osamu Nagayama diễn ra chỉ vài tuần sau khi cuộc điều tra được tiến hành với cáo buộc ông Nagayama đã thông đồng với các quan chức chính phủ để tác động đến việc lựa chọn hội đồng quản trị năm ngoái.
Theo văn hoá doanh nghiệp nghiêm khắc và có xu hướng bảo thủ của Nhật Bản, việc ông Nagayama bị phế truất đã trở thành một điều bất thường trong giới kinh doanh. Được biết, các tập đoàn lớn như Toshiba vốn được vận hành theo cách ít quan tâm đến lợi ích của các cổ đông tư nhân.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, các cổ đông đã có tiếng nói hơn và cũng có tầm ảnh hưởng khá lớn trong các tập đoàn lớn nhỏ, dẫn đến việc ban lãnh đạo không thể lơ là những áp lực từ trong và ngoài tập đoàn.
Hầu hết các nhà đầu tư đều ủng hộ cuộc bỏ phiếu vừa qua của Toshiba với niềm tin về sự thay đổi và lạc quan về tiềm năng tương lai của công ty. Theo đó, nhiệm vụ quan trọng trước mắt mà hội đồng quản trị mới cần chú trọng là hồi sinh "gã khổng lồ" 145 tuổi Toshiba và xây dựng lại niềm tin của các cổ đông.
Từng là biểu tượng hùng mạnh của Nhật Bản, Toshiba đã đi đầu trong việc sản xuất các đồ điện dân dụng thiết yếu như bóng đèn, máy giặt, tủ lạnh, TV với chất lượng luôn cam kết ở mức tốt nhất.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm quản lý yếu kém, "gã khổng lồ" ngày càng đi xuống và vướng phải những lùm xùm không đáng có. Nổi bật trong số đó là khoản tiền phạt kỷ lục 1,2 tỷ USD trong một vụ gian lận kế toán hay khoản thiệt hại hàng tỷ USD khi lựa chọn đầu tư vào mảng điện hạt nhân tại Mỹ năm 2018.
Xem thêm >> Ca mắc Covid-19 ở châu Âu tăng vọt sau 10 tuần giảm, WHO chỉ trích Euro 2020
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.