Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 12/8, ông Nishimura cho biết Sakhalin-1 và Sakhalin-2 cung cấp gần 9% tổng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu vào Nhật Bản, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho Nhật Bản.
Vị tân bộ trưởng khẳng định không có sự thay đổi chính sách nào trong việc duy trì lợi ích của Nhật Bản trong cả 2 dự án vì nó rất quan trọng đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ổn định.
Bộ trưởng cho biết thêm ông có kế hoạch trao đổi ý kiến với hai doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào dự án.
Hai doanh nghiệp Mitsui & Co. và Mitsubishi Corp. lần lượt nắm giữ 12,5% và 10% cổ phần tại Sakhalin-2 và họ cần thông báo cho chính phủ Nga về việc liệu họ có tham gia vào một công ty vận hành mới của dự án vào ngày 4/9 hay không, dựa trên một sắc lệnh do Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ban hành mới đây.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản rút khỏi dự án Sakhalin-2. Tuy nhiên, theo ông Hagiuda, nếu các công ty Nhật Bản rời Sakhalin-2, các doanh nghiệp khác sẽ thế chỗ, điều này sau đó "sẽ chỉ làm tăng thu nhập cho Nga".
Được biết, Tổng thống Nga Putin hồi cuối tháng 6 đã ký sắc lệnh, theo đó tất cả tài sản của Công ty Đầu tư Năng lượng Sakhalin sẽ được chuyển giao cho một pháp nhân Nga.
Điện Kremlin cho biết lý do dẫn đến quyết định này là vì lập trường "không thân thiện" của phía Tokyo sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Theo sắc lệnh, các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp đơn trong vòng 1 tháng để giữ lại cổ phần hiện có của họ trong đơn vị điều hành mới.
Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Koichi Hagiuda trong quá trình đàm phán đã đi đến quyết định tiếp tục tham gia dự án.
Các nhà quan sát cho biết một trong những lý do quan trong khiến Nhật Bản không thể từ bỏ dự án Sakhalin-2 đó là rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang ký kết hợp đồng cung ứng LNG thông qua Sakhalin-2 và đang nhận được nguồn cung ứng ổn định, giá rẻ.
Sakhalin-2 bắt đầu xuất khẩu LNG vào năm 2009. Dự án có công suất hàng năm khoảng 10 triệu tấn LNG. Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn.
Xem thêm >> Giá điện châu Âu lại lập đỉnh do nắng nóng, cháy rừng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.