Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đó, Nhiệt điện Hải Phòng dự kiến sản lượng điện sản xuất năm 2021 là 7.159 triệu kWh, giảm nhẹ hơn 1% so với mức thực hiện năm 2020. Tổng doanh thu mục tiêu năm 2021 giảm gần 18% về 8.979 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch của Nhiệt điện Hải Phòng giảm 86% so với mức thực hiện năm 2020, dự kiến đạt hơn 210 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Nhiệt điện Hải Phòng trong vòng 8 năm trở lại đây kể từ năm 2013.
Ngoài việc doanh thu mục tiêu dự kiến sụt giảm thì nguyên nhân chủ yếu dẫn dến lợi nhuận mục tiêu quá khiêm tốn như trên là do tổng chi phí kế hoạch của Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận khá cao.
Theo đó, trong khi tổng doanh thu năm 2021 dự kiến giảm gần 18% thì tổng chi phí chỉ dự kiến giảm gần 7% về 8.768 tỷ đồng. Nhiệt điện Hải Phòng lên kế hoạch chi cho sửa chữa lớn trong năm 2021 là hơn 388 tỷ đồng, nhiều hơn mức chi thực năm 2020 là hơn 100 tỷ đồng.
Tỷ lệ cổ tức năm 2021 trình ĐHCĐ phê duyệt là 8%.
HĐQT Nhiệt điện Hải Phòng cũng trình đại hội một số nội dung về nhân sự của HĐQT và nhân sự của ban kiểm soát. Cụ thể, Nhiệt điện Hải Phòng trình đại hội miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 đối với ông Ngô Minh Quân, Trưởng ban Tổ chức và Nhân sự của Tổng công ty Phát điện 2 (Genco2, công ty mẹ của Nhiệt điện Hải Phòng).
Ửng cử viên thay thế ông Quân vào vị trí này là ông Dương Sơn Bá, người đại diện phần vốn của Genco2 đồng thời là phó tổng giám đốc Nhiệt điện Hải Phòng.
Về thành viên ban kiểm soát, HĐQT trình đại hội miễn nhiệm bà Huỳnh Thị Phượng Khanh (Phó trưởng ban Tài chính kế toán của Genco2) và ông Trần Anh Duy (Chuyên viên ban Tổng hợp của Genco2).
Ứng cử viên vào vị trí thành viên ban kiểm soát là ông Trương Văn Thời (Phó trưởng ban kiểm toán nội bộ, giám sát tài chính Genco2) và bà Nguyễn Ngọc Bảo Yến (Chuyên viên ban Tổng hợp Genco2).
Một nội dung đáng chú ý mà HĐQT đề xuất là phương án phân phối lợi nhuận năm 2020. Được biết, Nhiệt điện Hải Phòng đã 2 lần tạm ứng cổ tức năm 2020 với tỷ lệ lần lượt là 2,5% và 7,5%, hoàn thành kế hoạch phân phối lợi nhuận với tỷ lệ 10% đã đề ra ở cuộc họp thường niên năm 2020.
HĐQT Nhiệt điện Hải Phòng đề xuất nâng mức cổ tức năm 2020 lên 24,25%, tức là các cổ đông của công ty này sẽ còn được nhận thêm cổ tức với tỷ lệ 14,25%, tương đương hơn 712 tỷ đồng. Đây là tỷ lệ cổ tức lớn nhất của Nhiệt điện Hải Phòng kể từ khi lên sàn vào năm 2016.
Chốt năm 2020, Nhiệt điện Hải Phòng đạt 10.947 tỷ đồng tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế thu về cao kỷ lục ở mức hơn 1.469 tỷ đồng.
Cổ phiếu HND của Nhiệt điện Hải Phòng đã có 4 phiên tăng liên tiếp và hiện đang giao dịch với mức giá 21.500 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 7/4). Đây là mức giá cao nhất cổ phiếu này từng đạt được kể từ khi niêm yết. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 10.700 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.