Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Rất có thể ÐHÐCÐ thường niên năm nay sẽ là kỳ đại hội “nóng” nhất từ trước đến nay của VTR, bởi đại dịch Covid-19 đã làm lộ ra điểm yếu “cốt tử” của VTR, khiến cổ đông có lý do để lo ngại về tương lai phát triển của công ty.
Ðó là việc VTR quá lệ thuộc vào mảng kinh doanh du lịch, nên khi thị trường biến động lớn đã làm đứt gãy nhiều hoạt động của công ty, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Quý I/2020, VTR ghi nhận khoản lỗ 46,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 5 tỷ đồng.
Sự phụ thuộc vào kinh doanh du lịch của VTR có thể nhìn thấy rõ qua cơ cấu doanh thu của công ty. Cụ thể, trong tổng số hơn 727 tỷ đồng doanh thu ghi nhận trong kỳ, doanh thu mảng dịch vụ du lịch lữ hành đóng góp gần như tuyệt đối, với 719,1 tỷ đồng.
Các mảng hoạt động khác cũng ăn theo hoạt động du lịch lữ hành, nhưng đóng góp không đáng kể như doanh thu bán vé máy bay: 4,8 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ khác: 3,8 tỷ đồng.
Vậy nên, câu hỏi “nóng” đầu tiên đang chờ HĐQT, ban điều hành VTR giải đáp trong kỳ Ðại hội sắp diễn ra là công ty có định hướng gì để khắc phục tình trạng “bỏ hết trứng vào một giỏ”, phân tán rủi ro trong hoạt động?
Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu VTR từ đầu năm đến nay đang đối mặt với “thiệt đơn, thiệt kép”. Ngoài bị thua lỗ do giá cổ phiếu suy giảm mạnh khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/6, VTR có giá 39.000 đồng/cổ phiếu so với mức giá 53.000 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên giao dịch đầu năm nay (ngày 2/1), các cổ đông còn không có cơ hội nhận cổ tức.
Trong phương án trình ÐHÐCÐ sắp diễn ra, VTR đều đề xuất không chia cổ tức trong cả năm 2019 lẫn 2020. Ðây hẳn là nội dung cổ đông trông chờ được lãnh đạo công ty làm rõ.
Trong khi đang kinh doanh thua lỗ, thị trường du lịch, đặc biệt là thị trường quốc tế chưa có tín hiệu phục hồi do đại dịch còn diễn biến phức tạp trên thế giới, một câu hỏi nữa đang chờ lãnh đạo VTR trả lời là công ty có đang quá nóng vội trong vay vốn lớn so với khả năng trả nợ để triển khai các hoạt động đầu tư tiềm ẩn rủi ro cao, điển hình là việc đầu tư vào lập hãng bay?
Trong khi các “ông lớn” trong ngành hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air đang phải trầy trật tìm cách gượng dậy sau đại dịch, hay Vingroup với năng lực tài chính cũng như các tiềm lực khác vượt trội đã phải từ bỏ ý định lập hãng hàng không thì VTR lại đang thúc đẩy lập hãng bay Vietravel Airlines, với tổng vốn đầu tư lên tới 700 tỷ đồng, bất chấp đại dịch Covid-19 đã phơi bày quá rõ ngành hàng không toàn thế giới bị ảnh hưởng ra sao.
VTR tham vọng sẽ có chuyến bay cất cánh vào năm tới trong bối cảnh những di chứng mà đại dịch để lại đối với nền kinh tế toàn cầu rất nghiêm trọng và vẫn còn khó lường…
Ðể có tiền lập hãng bay, năm ngoái, VTR đã vay 700 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu. Ðây là loại trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 9,25%/năm trong 15 tháng đầu, sau đó tăng lên 11%/năm trong thời hạn còn lại của trái phiếu.
Theo phương án phát hành, tròn 15 tháng kể từ ngày phát hành (17/9/2019), VTR bắt đầu phải trả lãi. Ðiều này có nghĩa là vào tháng 12/2020, VTR bắt đầu đối mặt với gánh nặng trả lãi…
Tại ÐHÐCÐ tới, HĐQT VTR tiếp tục trình đại hội phương án phát hành riêng lẻ tối đa 200 tỷ đồng trái phiếu, với lãi suất cố định 11%/năm, kỳ hạn 3 năm. Ðợt phát hành này dự kiến được tiến hành trong quý III/2020.
Cùng với đó, VTR cũng trình đại hội xem xét thông qua phương án phát hành hơn 4,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương trên 43 tỷ đồng) cho đối tác chiến lược trong quý I hoặc quý II/2021.
Doanh thu sụt giảm mạnh, thị trường khó khăn, song lại gia tăng gánh nặng chi phí tài chính, giới đầu tư đang lo ngại về cảnh “lửa cháy hai đầu” với VTR.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.