Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Mới đây, báo chí nước ngoài phản ánh một vụ rò rỉ các tài liệu mật của Chính phủ Cộng hòa Síp cho thấy hàng chục quan chức các cấp cao và gia đình của họ tại một số nước đã mua "hộ chiếu vàng" của Síp trong giai đoạn từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019.
Đáng chú ý, tờ Al Jazeera phản ánh, trong số những người mua hộ chiếu của Síp có ông Phạm Phú Quốc - là một người có chức trách ở Việt Nam đã “mua” hộ chiếu châu Âu.
Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6, nội dung về tiêu chuẩn một quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội đã được chỉnh lý.
Theo đó, Luật bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 22 về tiêu chuẩn một quốc tịch với đại biểu Quốc hội, nêu rõ “đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.
Trước đó, hồi năm 2016, dư luận từng ồn ào trước câu chuyện bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có thêm quốc tịch Malta.
Việc nhập quốc tịch Malta không được bà Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử. Các cơ quan chức năng xác định việc mang 2 quốc tịch đối với trường hợp bà Nguyệt Hường là sai quy định pháp luật.
Ngay sau khi vụ việc bà Hường có 2 quốc tịch bị phát hiện, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu kín, kết quả 100% thành viên hội đồng có mặt biểu quyết xác nhận bà Hường không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Đến ngày 3/8/2016, với kết quả 96/96 đại biểu có mặt biểu quyết thống nhất thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND TP. Hà Nội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, bà Nguyệt Hường cũng bị HĐND TP. Hà Nội bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND thành phố.
Bản thân bà Nguyệt Hường khi đó cũng xác nhận thông tin này và có đơn xin rút việc tham gia Quốc hội khóa XIV.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.