Nhìn lại những dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Lê Nguyễn - 11/06/2018 15:55 (GMT+7)

(VNF) – Ngày 11/6/2008, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã qua đời khi đang điều trị tại Singapore, hưởng thọ 86 tuổi. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông, cùng VietnamFinance nhìn lại những dấu ấn quan trọng nhất trong cuộc đời của chính khách đặc biệt này.

VNF
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông có tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh hoạt động cách mạng là Sáu Dân.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1938, vào Đảng tháng 11/1939 và lần lượt đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền. Đến năm 1991, ông chính thức trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (năm 1992 đổi sang thành Thủ tướng Chính phủ) và giữ cương vị này đến năm 1997.

Từ năm 1997 đến năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong Chính phủ song vẫn được tín nhiệm làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX; được Đảng, Nhà nước trao tặng huân chương Sao Vàng, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Ngày 11/6/2008, ông Võ Văn Kiệt qua đời khi đang điều trị tại Singapore, hưởng thọ 86 tuổi. Nhà nước đã tổ chức Quốc tang 2 ngày để ghi nhận công lao to lớn của ông đối với sự phát triển của đất nước.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được đánh giá là vị Thủ tướng có tinh thần đổi mới mạnh mẽ, là vị “tổng công trình sư” nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới. Những công trình được thực hiện dưới thời gian ông làm lãnh đạo Chính phủ đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Chẳng hạn như từ năm 1988, với tư cách Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Phó thủ tướng), ông đã có những quyết đoán cho chủ trương thực hiện chương trình 10 năm đầu tư khai phá vùng Đồng Tháp Mười, khu tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Đây là vùng đất vốn bị nhiễm phèn, mặn, nhờ được cải tạo mà trở thành vùng đất màu mỡ, trù phú, phát triển mạnh về nông nghiệp – thủy sản.

Hay như năm 1992, trên cương vị Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng công trình đường dây tải điện Bắc - Nam. Đây là hệ thống tải điện với đường dây siêu cao áp 500 kV đầu tiên ở Việt Nam, chuyển tải năng lượng từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình vào miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Tuyến đường dây có tổng chiều dài 1.487 km, sau khi hoàn thành đã giúp khắc phục tình trạng thiếu điện nghiêm trọng tại miền Nam, tạo sức bật cho sự phát triển mạnh mẽ của TP. HCM nói riêng và các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói chung, khiến nơi đây trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 1993, ông ký quyết định xây dựng con đường Trường Sơn công nghiệp hóa với mục tiêu giảm tải phương tiện cho Quốc lộ 1A. Sau 7 năm kể từ quyết định của ông, Thủ tướng kế nhiệm là ông Phan Văn Khải đã ra lệnh khởi công con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là người ký nghị định thành lập Đại học Quốc gia năm 1993, chủ trương xã hội hóa giáo dục. Sự ra đời của hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. HCM là dấu mốc đổi mới sâu sắc trong cơ cấu hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện loại trường đại học đa lĩnh vực có quyền tự chủ cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Trong điều hành Chính phủ, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là người lập ra “Tổ chuyên gia tư vấn cải cách kinh tế và cải cách hành chính”, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu góp sức cho Thủ tướng trong việc hoạch định chính sách. Đây là tiền lệ tốt để sau ông, các đời Thủ tướng đều lập các tổ tư vấn như: cố Thủ tướng Phan Văn Khải (Ban Nghiên cứu của Thủ tướng), nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Tổ tư vấn của Thủ tướng), đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ).

Ngoài các dấu ấn sâu đậm nêu trên, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn vô số các hoạt động điều hành đem lại sự hiệu quả cho nền kinh tế. Đánh giá về ông, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nói: “Anh Võ Văn Kiệt là con người rất thực tiễn, con người của công việc, miệng nói, tay làm, không hay lý luận. Nhưng khi chỉ đạo điều hành hoặc xử lý công việc về đối nội và đối ngoại, anh thể hiện nhất quán những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc của Đảng một cách sinh động, triệt để”.

Còn GS Võ Đại Lược, thành viên Tổ tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhớ về ông đã nhận định: “Ông (Võ Văn Kiệt) có một ưu điểm mà tôi đánh giá rất cao và hết sức quan trọng là rất nhạy cảm với những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Khi đã nghe và được thuyết phục rằng phải làm như vậy mới giải quyết được vấn đề, ông ấy quyết định ngay”.

“Là một động lực quan trọng thúc đẩy cải cách kinh tế ở Việt Nam những năm 80, ông Võ Văn Kiệt đã mở đường để đất nước chuyển đổi từ đói nghèo sang một thập kỷ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục”, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2008.

Đó cũng là những phẩm chất khiến cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trở thành vị Thủ tướng xuất sắc bậc nhất của Việt Nam từ trước đến nay và khi ông mất đi, các lãnh đạo quốc tế đều bày tỏ sự tiếc nuối cũng như dành không ít lời ca ngợi.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh nhân nói về nghề báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Doanh nhân nói về nghề báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

(VNF) - Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), nhiều doanh nhân đã có lời chia sẻ và nhận định những đóng góp của nhà báo, phóng viên đồi với các hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó, thông tin của báo chí đã tạo nên một giá trị riêng cho các doanh nghiệp.

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn nhất châu Á chọn Việt Nam là bến đỗ mới?

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn nhất châu Á chọn Việt Nam là bến đỗ mới?

(VNF) - IHH Healthcare của Malaysia, tập đoàn chăm sóc sức khỏe tư nhân lớn nhất châu Á, đang xem xét cơ hội thâm nhập Indonesia và Việt Nam thông qua các thương vụ mua lại, khi các thị trường hiện tại của tập đoàn này trở nên bão hòa.

  The Independent: Từ 'nạn nhân của Internet' thành 'kỳ lân' ngành báo

The Independent: Từ 'nạn nhân của Internet' thành 'kỳ lân' ngành báo

(VNF) - Từng ví Internet là “hung thủ giết chết ấn phẩm báo in của mình” nhưng chính nhờ điều này, The Independent đã gặt hái được nhiều thành công đáng kinh ngạc khi chuyển hoàn toàn sang phát hành ấn phẩm trực tuyến.

 Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

(VNF) - Từ nhỏ, tôi đã mơ ước bản thân sau này sẽ trở thành một nhà giáo, một dịch thuật viên hoặc xa xôi hơn là một biên kịch đứng sau những bộ phim đắt khách… Nhưng trong ngần ấy hoài vọng, tôi chưa khi nghĩ đến một ngày, lại bén duyên với nghề báo.

DN dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế 760 tỷ đồng

DN dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế 760 tỷ đồng

(VNF) - Công ty CP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) - doanh nghiệp có cựu chủ tịch liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát - nợ hơn 760 tỷ đồng tiền thuế, chiếm 1/3 tổng nợ thuế tại TP. Cần Thơ.

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

(VNF) - Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là công nghệ đầu tiên và chắc chắn không phải là công nghệ cuối cùng làm thay đổi hiện trạng báo chí. Nếu được sử dụng hiệu quả, công nghệ này hứa hẹn giúp việc đưa tin tức chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách tắc trách, nó sẽ tạo ra một “đại dương bài báo rác”

Tháo gỡ cơ chế  'đặt hàng' cơ quan báo chí

Tháo gỡ cơ chế 'đặt hàng' cơ quan báo chí

(VNF) - Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 xác định, báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, các “phương tiện thông tin thiết yếu” đang “yếu” một phần vì các cơ quan liên quan chậm trễ trong việc giao nhiệm vụ truyền thông hay đặt hàng các cơ quan báo chí.

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

(VNF) - Như dự báo trước đó của nhiều công ty chứng khoán, Việt Nam vẫn chưa được xướng tên trong danh sách xem xét nâng hạng của Morgan Stanley Capital International MSCI).

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt  - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

(VNF) - Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất xây dựng 3 hầm chui trên trục vành đai 3. Trong đó có hầm chui tại nút giao Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ -Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.293 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(VNF) - Ông Lê Văn Dũng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.