Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mở màn cho “chuỗi” các chương trình triệu hồi ô tô trong năm 2018 là mẫu xe City của Honda Việt Nam (HVN). Cụ thể, vào tháng 2/2018 phía HVN ra thông báo triệu hồi đối với 1.524 chiếc Honda City do liên quan đến lỗi túi khí an toàn. Số xe Honda City nằm trong đợt triệu hồi được sản xuất trong thời gian từ 25/5/2013 - 6/1/2014.
Phía nhà sản xuất cho rằng, túi khí an toàn trang bị trên các xe nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người hoặc giảm thiểu chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách khi xe bị va chạm từ phía trước.
Khi xảy ra va chạm đủ mạnh, bộ điều khiển nhận được tín hiệu sẽ cung cấp dòng điện để kích nổ túi khí, bộ thổi khí sẽ tạo khí nhằm tạo ra một túi đệm khí tránh cho một số bộ phận của cơ thể người va chạm trực tiếp với các phần cứng của xe, sau đó túi khí sẽ tự động xả hơi để không làm kẹt người lái và hành khách trong xe.
Đợt triệu hồi này bắt đầu từ ngày 10/3/2018 - 9/3/2019.
Vụ triệu hồi đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2018, phía nhà phân phối Toyota Việt Nam ra thông báo thu hồi xe Toyota Corolla Altis với số lượng 16.964 chiếc, được sản xuất và lắp ráp tại Vĩnh Phúc từ 04/01/2010 đến 29/12/2012 để sửa chữa túi khí an toàn trang bị trên xe.
Đến tháng 8/2018, Toyota Việt Nam (TMV) ra thông báo về 2 chương trình triệu hồi tại Việt Nam liên quan đến hơn 11.300 chiếc Altis, Vios và Yaris để kiểm tra và thay thế cụm bơm túi khí của hành khách phía trước.
Đây là đợt triệu hồi tiếp nối đợt triệu hồi đầu tiên với lỗi tương tự hồi tháng 8/2017, với khoảng 20.000 chiếc Vios và Yaris tại Việt Nam (xe được sản xuất trong nước từ ngày 5/1/2009 đến 29/12/2012). Các mẫu Altis và Vios nằm trong diện triệu hồi có thời gian sản xuất từ tháng 1/2013 đến hết ngày 31/12/2013, vốn cũng sử dụng cụm bơm túi khí bên phụ do Takata cung cấp.
Cũng trong đợt này, TMV cũng song song thực hiện đợt triệu hồi 372 chiếc Toyota Altis được sản xuất trong nước từ 16/12/2015 đến 15/2/2016 do hệ thống cảm biến túi khí hoạt động không đúng thiết kế.
Vào tháng 5/2018, nhà phối và lắp ráp chính thức của Hyundai tại Việt Nam đã chính thức công bố đợt triệu hồi gần 180 chiếc xe du lịch Grand i10 liên quan đến một nhầm lẫn tại hệ thống phanh.
Số xe nhầm lẫn cần được triệu hồi để thay thế cơ cấu phanh cho phù hợp là những chiếc Hyundai Grand i10 1.2 AT được sản xuất trong thời gian từ 21/03/2018 đến 30/03/2018.
Tháng 10/2018, Hyundai Thành Công lại ra thông báo triệu hồi đối với mẫu xe Hyundai Grand i10 tại Việt Nam để khắc phục lỗi bu lông trục khuỷu được sản xuất trong khoảng thời gian từ 7/6/2017 đến ngày 31/3/2018.
Đợt triệu hồi lần này được tiến hành từ nay và dự kiến đến hết 31/12/2021 với thời gian kiểm tra và thay thế linh kiện khoảng 1giờ/xe.
Nguyên nhân được đưa ra là do lỗi bu-lông bắt pu-ly đầu trục khuỷu trên các mẫu Grand i10 nằm trong diện triệu hồi không đảm bảo chất lượng, dẫn đến việc bị gãy. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn và ảnh hưởng tới sự an toàn của người sử dụng trong quá trình vận hành.
Ford Việt Nam hiện đang nắm giữ “ngôi vương” về việc triệu hồi xe lỗi tại thị trường Việt Nam trong năm 2018. Đầu tiên là vụ triệu hồi đối với mẫu minibus Transit vào tháng 6/2018. Tổng số xe bị hồi xưởng là 549 chiếc, được lắp ráp tại Việt Nam. Số lượng xe sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/2015 đến ngày 09/12/2015, để kiểm tra và khắc phục hiện tượng một phần giá đỡ nhíp phía sau với thân vỏ có khả năng chưa đạt độ kết dính tiêu chuẩn.
Vụ triệu hồi thứ 2 liên quan tới 6.938 xe Ford Transit đời 2013-2016 do dính lỗi ở phần cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP).
Nguyên nhân có thể do sự kết hợp của các yếu tố: cảm biến CKP có thể được lắp không chính xác ứng với đỉnh răng của bánh đà và lực siết Bu-lông giữ cảm biến không phù hợp. Điều này có thể gây ra một hoặc một số triệu chứng: Sáng đèn Cảnh báo lỗi Động cơ (MIL); Chết máy; Động cơ tắt máy trong khi vận hành, có thể không khởi động lại được động cơ.
Số lượng xe nằm trong đợt triệu hồi sẽ được kiểm tra, thay thế bộ phận lỗi với thời gian 1h/xe và kéo dài từ 4/9/2018 đến 30/8/2019.
Đợt triệu hồi thứ 3 diễn ra vào tháng 12/2018, khi Ford Việt Nam đồng loạt ra thông báo thu hồi đối cùng lúc đối với hai mẫu xe là Ranger và Fiesta. Cụ thể, có tổng cộng 17.132 xe bị triệu hồi, trong đó có 10.814 chiếc Ranger nhập khẩu từ Thái sản xuất trong thời gian từ 23/5/2011 đến 20/5/2015 và 6.318 chiếc Fiesta sản xuất từ 2/11/2010 đến 15/11/2013.
Được biết chương trình triệu hồi kéo dài từ 29/11/2018 đến 30/11/2022.
Tháng 12/2018, Audi Việt Nam cũng phát đi thông báo triệu hồi đối với 103 xe hạng sang Audi A6 do dính lỗi túi khí an toàn Takata. Tổng số xe nằm trong đợt triệu hồi có thời gian sản xuất từ ngày 1/1/2009 đến ngày 1/12/2011.
Nguyên nhân được đưa ra là do phía nhà sản xuất phát hiện cụm bơm khí có thể bị vỡ hoặc nứt khi túi khí phía trước ghế phụ được kích hoạt. Điều này có thể làm cho những mảnh kim loại nhỏ của vỏ cụm bơm khí có thể bị văng ra, xuyên qua vỏ túi khí và có khả năng gây thương tích cho người ngồi ở hàng ghế phụ.
Tháng cuối cùng của năm 2018, Mitsubishi Việt Nam thông báo 3 đợt triệu hồi đối với với mẫu xe Outlander và Outlander PHEV (Plug-in Hybrid Electric Vehicle) do liên quan tới hệ thống phanh và hệ thống cân bằng điện tử (ASC).
Tổng số xe Mitsubishi Outlander nằm trong diện triệu hồi lần này lên tới gần 1.000 chiếc và được sản xuất trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 17/7/2018. Ngoài ra còn một số phiên bản Outlander và Outlander PHEV sản xuất trong năm 2017.
Trong đó, 971 xe Outlander và Outlander PHEV nằm trong hai đợt triệu hồi đầu tiên bị lỗi ở hệ thống cân bằng điện tử (ASC). Còn đợt triệu hồi lần 3 liên quan đến 3 xe Outlander PHEV bị lỗi hệ thống phanh tự động khẩn cấp (FCM - Forward Collision Mitigation).
Xem thêm: Sau Ford và Audi, đến lượt Mitsubishi Việt Nam thông báo triệu hồi xe
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.