Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD).
Cụ thể, đối với Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.
Đối với Ngân hàng Chính sách, tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Đối với các TCTD quy định tại các khoản 1 và 2 theo Điều 1 Quyết định này, trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi, không phải báo cáo NHNN về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các TCTD.
Riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Hợp tác xã, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc. Cùng với đó, tiền gửi bằng VND kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc (DTBB).
"Với việc thay đổi đồng thời tỷ lệ DTBB tham chiếu để tính tỷ lệ DTBB hỗ trợ tại Thông tư 14/2018/TT-NHNN và việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB tiền gửi VND tại Quyết định 1158/QĐ-NHNN thì tỷ lệ DTBB thực tế áp dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng hợp tác xã hiện không thay đổi; theo đó, việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB VND đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam và ngân hàng hợp tác xã tại Quyết định 1158/QĐ-NHNN không phải là biện pháp nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ", thông tin từ NHNN cho biết.
Các mức dự trữ khác cũng giữ nguyên. Cụ thể, tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ này ở các ngân hàng thương mại cổ phần gốc Nhà nước lần lượt là 8% và 6%.
Với các TCTC khác (ngoài TCTD quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 1 Điều 1 Quyết định 1158) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau.
Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng VND kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6 năm 2018 và thay thế các Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 và số 1972/QĐ-NHNN ngày 31/8/20111 của Thống đốc NHNN.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.