'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Những năm 90 của thế kỷ trước, nhân chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Hàn Quốc và Tổng bí thư Đỗ Mười đã chứng kiến buổi lễ ký kết khoản tài trợ 2 triệu USD mà Hàn Quốc dành cho Việt Nam để phục vụ cho việc xây dựng thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu.
Hàn Quốc đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam, giúp Việt Nam có hệ thống máy móc, công nghệ để thực hiện đào tạo cán bộ tại chỗ. Đây là hệ thống máy tính chuyên dụng, phục vụ giao dịch thử nghiệm khi nước ta chưa có thị trường trên thực tế.
Tiếp nối mối quan hệ này, UBCKNN sau đó đã đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc hỗ trợ hệ thống giao dịch ban đầu để khởi động thị trường, tuy nhiên do khủng hoảng tài chính khu vực nên chưa thực hiện được.
Sau đó, UBCKNN đã chuyển sang hướng sử dụng công ty trong nước là FPT.
“Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan sang Việt Nam và có đặt vấn đề là công suất của Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan đang rất lớn do khủng hoảng nên có thể sử dụng hệ thống giao dịch của Thái Lan là có thể mở cửa thị trường được ngay, đỡ tốn kém. Tuy nhiên, khi đó chúng tôi thấy liên thông thị trường mình sang Thái Lan sẽ rất khó chấp nhận được nên cuối cùng, Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan đề xuất hỗ trợ xây dựng hệ thống giao dịch, còn hệ thống lưu ký, thanh toán thì để FPT xây dựng”, ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), kể lại trong cuốn hồi ký của UBCKNN.
“Toàn thể anh em cán bộ Trung tâm bắt tay ngay vào việc xây dựng quy trình giao dịch, chạy thử phần mềm, hiệu chỉnh phần mềm với Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan, phối hợp với FPT xây dựng phần mềm cho hệ thống lưu ký. Anh em khi đó làm việc liên tục đến 9 - 10 giờ tối, có hôm đến 2 giờ sáng, nhóm ngồi với FPT, nhóm ngồi với các chuyên gia Thái Lan, nhóm thì trải dây trên sàn để lắp đặt máy móc, không khí rất hăng say và rạo rực như 30 Tết”, ông Vũ Bằng hồi tưởng.
Ngày 20/7/2000, tại buổi lễ khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nay là nguyên Thủ tướng), cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Viết Thanh, Chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đức Quang chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam và sau đó diễn ra phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.
Trong bối cảnh hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM chưa thực sự sôi động, việc triển khai xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đã gặp không ít khó khăn.
Vào thời điểm đầu những năm 2000, ít ai cho rằng một đơn vị trong nước có thể cung cấp được giải pháp công nghệ giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, UBCKNN vẫn quyết định giao Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đấu thầu, tìm kiếm đơn vị trong nước phối hợp thiết kế, xây dựng hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Với mục tiêu tìm ra một phương thức giao dịch phù hợp nhất với định hướng hoạt động lúc đó, ban lãnh đạo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã quyết định xây dựng hệ thống giao dịch theo hướng áp dụng song song cả phương thức giao dịch thỏa thuận và phương thức khớp lệnh liên tục trong toàn bộ phiên giao dịch (hay còn gọi là giao dịch báo giá trung tâm).
Doanh nghiệp Việt Nam được chọn để xây dựng hệ thống giao dịch mới cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là FPT.
Ngày 14/7/2005, hệ thống phần mềm “made in Việt Nam” đã được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội triển khai và đưa vào sử dụng đúng thời điểm khai trương sàn giao dịch thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên, với phương thức giao dịch ban đầu là giao dịch thỏa thuận. Ngày 2/11/2005, chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục song song với phương thức giao dịch thoả thuận.
Quyết định chọn “hàng nội” có phần liều lĩnh ở thời điểm đó đến nay đã chứng minh là rất đúng đắn, đặc biệt trong giai đoạn sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) – vốn sử dụng hệ thống giao dịch của Thái Lan từ thời kỳ đầu - liên tục nghẽn lệnh trong năm 2021 nhưng sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX và UPCoM) vẫn giao dịch thông suốt. Đây cũng là tiền đề để Bộ Tài chính, UBCKNN tin tưởng giao nhiệm vụ khắc phục tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE cho FPT.
Sau 3 tháng đưa vào vận hành, hệ thống mới của FPT trên HoSE đã hoạt động thông suốt, có thể xử lý từ 3-5 triệu lệnh/phiên, gấp 3-5 lần hệ thống cũ, có khả năng đáp ứng nhu cầu của HoSE và thị trường ít nhất từ 3-5 năm tới. Tuy vậy, vẫn còn khiêm tốn nếu so với năng lực xử lý 20-30 triệu lệnh/phiên của HNX, dù phần lõi của hệ thống trên HoSE được sửa từ hệ thống trên HNX, bởi đây chỉ là hệ thống mang tính tạm thời.
Sự thành công của FPT trong việc khắc phục tình trạng nghẽn lệnh trên HoSE cho thấy năng lực của doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng đã được Bộ Tài chính ghi nhận với bằng khen của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dành cho FPT vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tham gia xử lý sự cố nghẽn lệnh tại hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Tuy nhiên, dự kiến nửa đầu năm 2022, hệ thống giao dịch của FPT trên HoSE sẽ được thay bằng hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX).
Chia sẻ tại một sự kiện diễn ra vào giữa năm 2021, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho hay dự án KRX bắt đầu được phê duyệt từ năm 2000. Thời điểm đó, cơ quan quản lý cũng như các nhà khoa học, các nhà kinh tế mặc dù có hiểu biết về chức năng, cách thức tổ chức thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng hầu như không ai biết về cách thức vận hành hệ thống giao dịch. Giới hạn về mặt nhận thức là rào cản rất lớn, mất rất nhiều thời gian để định hình và thỏa thuận với đối tác về hệ thống giao dịch. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến dự án chậm tới 20 năm.
Nguyên nhân thứ hai, theo ông Dũng, là cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu cao và cầu toàn trong việc thay đổi hệ thống giao dịch, đảm bảo hệ thống hiện đại, đồng bộ và toàn diện. "Yêu cầu cao, cùng với nhận thức chưa thấu đáo, dẫn tới rất nhiều vấn đề khi triển khai hệ thống, nhất là khi dự án khá phức tạp và Việt Nam thiếu kinh nghiệm quốc tế", ông Dũng cho hay.
Người đứng đầu ngành chứng khoán cho biết lúc đầu dự án chỉ triển khai cho HoSE nhưng sau đó đây lại trở thành dự án tổng thể cho cả ngành chứng khoán (gồm cả HoSE, HNX, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam), phạm vi mở rộng ra, từ thị trường cổ phiếu sang thêm cả thị trường trái phiếu và phái sinh cùng tất cả sản phẩm liên quan. Tuy nhiên, thời kỳ năm 2007 - 2008, HoSE mặc dù quy mô đã lớn nhưng lại ký kết được với phía Thái Lan về vấn đề bảo trì hệ thống, vì vậy nên có sự chưa quyết liệt triển khai dự án KRX ở thời điểm đó.
Bên cạnh vấn đề từ phía Việt Nam, phía đối tác Hàn Quốc cũng xuất hiện vấn đề. Việc một nhà thầu phụ quan trọng bỏ cuộc và Covid-19 đã khiến việc triển khai hệ thống mất thêm thời gian.
Mặc dù quá trình triển khai đầy nhọc nhằn nhưng giới đầu tư vẫn đang rất kỳ vọng vào hệ thống KRX, bởi hệ thống mới có thể cho phép triển khai mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP) và hàng loạt sản phẩm mới, đặc biệt là day-trading (thường được gọi là giao dịch T0), không chỉ giúp nâng dịch vụ chứng khoán lên một tầm cao mới trong bối cảnh thị trường đang phát triển rực rỡ với sự tham gia “ào ạt” của nhà đầu tư cá nhân trong nước, mà còn giúp giải quyết nhiều quan ngại của các tổ chức nâng hạng thị trường, từ đó giúp tiến trình nâng hạng được diễn ra nhanh hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.