Nhựa Tiền Phong tính xây tổ hợp giáo dục hơn 620 tỷ đồng
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) đã thống nhất chủ trương mở rộng kinh doanh. Dự án đầu tiên của hướng đi mới là xây dựng Tổ hợp giáo dục hơn 620 tỷ ở Hải Phòng.
Cụ thể, Hội đồng cổ đông đã nhất trí để công ty Nhựa Tiền Phong Nhựa bổ sung ngành nghề kinh doanh liên quan đến giáo dục và thực hiện Dự án tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2, đường An Đà, Hải Phòng (trụ sở cũ công ty).
Ông Đặng Quốc Dũng - Chủ tịch HĐQT nhấn mạnh: Nhựa Tiền Phong được hình thành một phần từ quỹ kế hoạch nhỏ của thanh thiếu niên miền Bắc từ năm 1960 và chúng tôi rất tự hào khi dự án tổ hợp giáo dục được triển khai trên mảnh đất lịch sử đó của công ty. Dự án này cũng thể hiện sự tri ân tới lịch sử hình thành và tinh thần trách nhiệm dành cho thế hệ trẻ, đối tượng mà công ty luôn hướng đến trong các hoạt động xã hội từ trước tới nay’.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2023, Nhựa Tiền Phong đã tổng doanh thu hợp nhất là 5.176 tỉ đồng, giảm 9% so với năm 2023, đạt 87% kế hoạch năm, tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 100.000 tấn. Cùng với đó, NTP ghi nhận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 559 tỷ đồng, vượt 23% chỉ tiêu về lợi nhuận đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Được biết, đây là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2006 đến nay.
Năm 2024, Nhựa Tiền Phong dự kiến doanh thu bán sản phẩm là 5.400 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ 104.500 tấn, tăng 6% so với kết quả thực hiện năm 2023.
Bên cạnh đó, NTP đề ra kế hoạch về lợi nhuận trước thuế là 555 tỷ đồng, giảm 13% so với kết quả thực hiện năm 2023.
Theo báo cáo tài chính quý I/2024 của NTP, doanh thu hợp nhất đạt 962 tỷ, đạt 17,8% kế hoạch đề ra năm 2024, giảm 27 % so với cùng kỳ năm 2023.
Chia sẻ với VietnamFinance, đại diện lãnh đạo công ty cho biết: ‘Doanh thu quý I/2024 giảm so với cùng kỳ năm 2023 là điều mà Nhựa Tiền Phong dự đoán từ trước. Nguyên nhân doanh thu giảm là do giai đoạn này các đơn vị tiêu thụ lượng hàng đã được tích trữ từ cuối năm 2023. Cùng với đó, Nhựa Tiền Phong hoàn toàn lạc quan, tự tin vào kết quả kinh doanh quý 2, cũng như năm 2024.
Tại Đại hội, Hội đồng cổ đông cũng đã thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền năm 2023 với tỷ lệ chi trả là 25% vốn điều lệ, tổng kinh phí xấp xỉ 324 tỷ đồng. Trong đó đã trả cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 15% vào tháng 12/2023 và sẽ tiếp tục chi trả đợt 2 tương đương 129,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NTP dự kiến mức cổ tức bằng tiền năm 2024 được duy trì ở mức là 20% vốn điều lệ.
Hội đồng cổ đông cũng thông qua Nghị quyết thưởng Hội đồng quản trị 1 tỷ đồng do vượt 20% kế hoạch đặt ra về lợi nhuận năm 2023. Bên cạnh đó, mức thù lao của HĐQT trong năm 2024 là 5 tỷ đồng
Đáng chú ý, trong tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông lần này, Nhựa Tiền Phong đã báo cáo Hội đồng cổ đông về tình hình sử dụng năng lượng, các giải pháp tiết kiệm và giảm thiểu chất thải nguy hại. Cụ thể, điện năng năm 2023 giảm 5% so với năm 2022, tương đương NTP tiết kiệm điện được gần 2 triệu kWh.
Đại diện lãnh đạo Công ty Nhựa Tiền Phong cho biết: ‘Với định hướng phát triển ổn định, dài hạn và thân thiện với môi trường. Nhựa Tiền Phong đã và đang triển khai các giải pháp toàn diện để tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải nguy hại. Trong tương lai, Nhựa Tiền Phong sẽ có nhiều hơn nữa những giải pháp tiết kiệm năng lượng, phát triển xanh và bền vững.
Được biết, tính đến ngày 31/3/2024, Nhựa Tiền Phong có vốn điều lệ 1.295,7 tỷ đồng, tương đương 129.575.334 cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó cổ đông lớn của Nhựa Tiền Phong bao gồm: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC (37,104%), ông Đặng Quốc Dũng (6,87%), Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam (14,27%), SEKISUI CHEMICAL Co.Ltd (15%).
Nhựa Tiền Phong mở rộng kinh doanh, bỏ hơn 600 tỷ xây trường học liên cấp
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.