'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trước những biến động của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua, nhiều nhà phân tích đặt ra câu hỏi rằng: “Mô hình phát triển nền kinh tế của Trung Quốc từng mang lại sự tăng trưởng ấn tượng cho quốc gia này trong giai đoạn từ năm 1990-2020, liệu có thể tiếp tục mang lại hiệu quả trong ba thập kỷ tới hay không?”
Vào những năm 1970 – 1980, Nhật Bản, sau đó là Đức được kỳ vọng sẽ thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Nhật Bản khi đó được hưởng lợi từ các chính sách đúng đắn của chính phủ, ngân hàng và các nhà sản xuất hàng đầu. Tương tự, Đức cũng phát huy được thế mạnh về mạng lưới các doanh nghiệp cỡ trung để phát triển xuất khẩu.
Thế nhưng, những dự đoán ban đầu lại không trở thành hiện thực. Sau thời kỳ lạm phát, thị trường chứng khoán Nhật Bản sụp đổ vào đầu những năm 1990, mở đầu cho “thập kỷ mất mát” khi giảm phát và tăng trưởng chậm “đánh gục” nền kinh tế của Nhật Bản. Trong khi đó, Đức phải trải qua một thời kỳ kinh tế trì trệ cùng tỷ lệ thất nghiệp cao.
Kịch bản này liệu có lặp lại với Trung Quốc?
Vào năm nay, lần đầu tiên dân số Ấn Độ vượt qua Trung Quốc. Điều này phản ánh một thực tế là dân số Ấn Độ đang tăng nhanh trong khi dân số Trung Quốc lại bắt đầu giảm. Các dự báo cho thấy dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 1 tỷ người vào năm 2080, từ con số khoảng 1,4 tỷ người hiện nay.
Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2011 và được dự đoán sẽ giảm gần 25% vào năm 2050. Cùng với đó, số lượng người già tại Trung Quốc sẽ tăng từ 200 triệu người lên 500 triệu người vào giữa thế kỷ này. Dân số già sẽ là một thách thức lớn đối với thị trường lao động Trung Quốc, buộc các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc phải sớm tìm ra hướng đi mới.
Bên cạnh nhân khẩu học, quốc gia châu Á này cũng đang phải đối mặt với những thách thức gây ra bởi chính những chính sách mà Trung Quốc đã sử dụng để duy trì tăng trưởng trong những thập kỷ gần đây, đó là phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất và bất động sản.
Khi gánh nặng nợ nần gia tăng, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì tốc độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện tại. Song song với đó, lĩnh vực nhà đất của Trung Quốc cũng đang rơi vào “tuyệt vọng” khi liên tiếp các tập đoàn bất động sản lớn nhỏ “ngã ngựa”.
Giá trị doanh số bán nhà mới hàng tháng của 100 công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã giảm hơn 80% kể từ cuối năm 2020. Trong tương lai, nhu cầu nhà ở hàng năm tại Trung Quốc ước tính vào khoảng 9 – 10 triệu căn, thấp hơn nhiều so với con số 14 triệu căn vào năm 2021.
Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc cũng “trở bệnh”. Trong năm qua, xuất khẩu của quốc gia này giảm 14,5%. Tỷ trọng hàng hóa của Trung Quốc trong tổng nhập khẩu của Mỹ chỉ đạt 13,3% trong nửa đầu năm 2023, mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Xuất khẩu từ Trung Quốc sang châu Âu cũng sụt giảm.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng khả năng cao tình hình xuất khẩu của Trung Quốc còn có thể tồi tệ hơn trong thời gian tới khi mà căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang leo thang.
Dịch Covid-19 cộng với căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường đã buộc các nhà sản xuất tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng của mình. Làn sóng “Trung Quốc +1” ngày càng lan rộng, nhiều ông lớn như Samsung, Apple…đã và đang đi tìm miền đất mới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Mối đe dọa giảm phát và tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ở mức cao kỷ lục cũng giáng những đòn đau vào nền kinh tế vốn chưa “khỏi bệnh” của Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh và các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực để tìm ra “liều thuốc tiên” hồi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, viễn cảnh nền kinh tế Trung Quốc dần mờ nhạt đi hoàn toàn có thể xảy ra.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.