'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo mới có tên "A world of Debt" của Liên Hợp Quốc, được công bố ngày 12/7 trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 và cuộc họp của các thống đốc ngân hàng trung ương từ ngày 14 - 18/7, nợ công trên toàn thế giới đã tăng hơn 5 lần trong hai thập kỷ qua, vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng gấp 3 lần kể từ năm 2002.
Tính tới năm 2022, nợ công thế giới, bao gồm tổng nợ trong nước và nước ngoài của chính phủ, đã tăng lên mức kỷ lục 92.000 tỷ USD. Trong đó, các nước đang phát triển chiếm gần 30% nợ công toàn cầu, trong đó 70% là của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. 59 quốc gia đang phát triển phải đối mặt với tỷ lệ nợ trên GDP trên 60%, ngưỡng cho thấy mức nợ cao.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết thêm: "Nợ đã trở thành gánh nặng đáng kể đối với các nước đang phát triển do khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, chi phí đi vay tăng, đồng tiền mất giá và tăng trưởng chậm chạp".
Hơn nữa, cấu trúc tài chính quốc tế khiến việc tiếp cận tài chính đối với các nước đang phát triển vừa không đầy đủ vừa tốn kém, LHQ cho biết, chỉ ra các khoản thanh toán nợ lãi ròng vượt quá 10% doanh thu của 50 nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới.
"Ở châu Phi, số tiền chi trả lãi suất cao hơn chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế", theo báo cáo của LHQ. Cụ thể, khoảng 3,3 tỷ người sống ở các quốc gia châu Phi chi tiêu nhiều hơn cho các khoản thanh toán lãi vay hơn là cho các dịch vụ y tế hoặc giáo dục.
"Các quốc gia đang phải đối mặt với sự lựa chọn bất khả kháng là trả nợ hay phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân", LHQ cho biết.
Về cấu trúc nợ, các chủ nợ tư nhân, chẳng hạn như trái chủ và ngân hàng, chiếm 62% tổng nợ công nước ngoài của các nước đang phát triển.
Ở Châu Phi, tỷ lệ tham gia của chủ nợ này đã tăng từ 30% năm 2010 lên 44% vào năm 2021, trong khi Châu Mỹ Latinh có tỷ lệ chủ nợ tư nhân nắm giữ nợ chính phủ bên ngoài cao nhất đối với bất kỳ khu vực nào, ở mức 74%.
Liên Hợp Quốc cho biết các bên cho vay nên mở rộng nguồn tài chính của họ, với các biện pháp như tạm thời đình chỉ các khoản phụ phí của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - khoản hoa hồng tính cho người vay sử dụng hạn mức tín dụng của IMF một cách rộng rãi - và tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ nần.
Xem thêm >> Mỗi người Việt đang ‘gánh’ hơn 36,7 triệu đồng tiền nợ công
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.