Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Đây là mức tăng mạnh so với con số chưa đến 297% GDP ở thời điểm quý I/2018.
Cách đây hơn 2 năm, chính quyền Bắc Kinh triển khai chiến dịch giảm nợ và các khoản cho vay rủi ro cao, nhưng do nền kinh tế tăng trưởng trì trệ do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc quyết định thả lỏng các điều kiện tín dụng và tăng chi tài khóa cho các dự án cơ sở hạ tầng để hỗ trợ kinh tế phát triển.
Kết quả từ các động thái kích thích nền kinh tế là tổng giá trị các khoản cho vay mới trong 6 tháng đầu năm 2019 lên đến 9.670 tỷ nhân dân tệ (32,7 triệu tỷ đồng), mức cao kỷ lục tại các ngân hàng Trung Quốc.
Trước đó, theo thông báo mới nhất của Cơ quan Thống kê Trung Quốc, tăng trưởng GDP của nền kinh tế này đạt 6,2% trong quý II/2019.
Con số này là mức tăng trưởng GDP thấp nhất của Trung Quốc kể từ khi các số liệu tăng trưởng được thống kê kể từ năm 1992. Thậm chí trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tăng trưởng GDP hàng quý của Trung Quốc cũng không xuống dưới 6,4%. Năm 2018, GDP của Trung Quốc tăng 6,6%.
Nền kinh tế Trung Quốc đã được dự báo là bị tác động mạnh từ các ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động hơn 1 năm về trước.
Theo chuyên gia Raymond Yeung của ngân hàng ANZ, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên.
Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế trong năm nay, tuy nhiên các biện pháp này dường như vẫn chưa đủ mạnh để bù lại sự tăng trưởng chậm chạp trong nước và giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh.
Xuất khẩu cùa Trung Quốc chỉ tăng 0,1% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo Nikkei, sau một năm bước vào cuộc chiến thương mại với Washington, hơn 50 công ty toàn cầu, trong đó bao gồm Apple và Nintendo, đã thông báo hoặc cân nhắc về kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Và không chỉ các công ty nước ngoài, kể cả các công ty sản xuất Trung Quốc cũng như công ty Mỹ, Nhật và Đài Loan cũng đang tính đến rời khỏi Trung Quốc, trong đó phải kể đến nhiều công ty máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và sản xuất hàng điện tử.
Không ít chuyên gia lo lắng về khả năng hàng loạt động thái kiểu như trên sẽ khiến cho việc làm và tiêu dùng tại Trung Quốc giảm. Để giảm thiểu tác động, Bắc Kinh đang trải thảm đỏ đón doanh nghiệp nước ngoài.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang tăng cường các chính sách hỗ trợ tài khóa, trong đó có nới lỏng luật lệ về việc sử dụng nợ chính phủ trong các dự án cơ sở hạ tầng.
Hội đồng nhà nước Trung Quốc hồi tháng trước cho biết các ngân hàng nên bán ra hơn 180 tỷ nhân dân tệ (khoảng 26,2 tỷ USD) trái phiếu để tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ trong nửa cuối năm 2019 cũng như tăng cho vay đối với khu vực sản xuất và dịch vụ.
Xem thêm >> Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400: Mỹ gay gắt, NATO mềm mỏng
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.