Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo hãng tin Interfax, đề xuất được đưa ra bởi ông Kirill Polous, phó giám đốc bộ phận của Gazprom, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tuần trước ký sắc lệnh tiếp quản tất cả các quyền và nghĩa vụ của Công ty Đầu tư Năng lượng Sakhalin - đơn vị phụ trách dự án Sakhalin-2.
Sakhalin-2 là một trong những dự án LNG lớn nhất thế giới ở vùng Viễn Đông của Nga, có sự tham gia của hai công ty của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi và công ty Shell của Anh (nắm chưa tới 50% cổ phẩn). Sản lượng hàng năm của dự án này lên tới 12 triệu tấn.
Động thái của Nga được cho là nhằm đáp trả các hành động từ các "quốc gia không thân thiện" phương Tây và các đồng minh. Một số nhà phân tích cảnh báo động thái này có thể gây xáo trộn thị trường LNG vốn đã eo hẹp, do Liên minh châu Âu (EU) đang gia tăng cạnh tranh khí LNG trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Nga chiếm khoảng 8% nguồn cung LNG toàn cầu, với 40 tỷ m3 khí siêu lạnh mỗi năm chủ yếu từ Sakhalin-2 và Yamal LNG của Novatek, nhà máy LNG lớn nhất của Nga.
Khác với khí đốt bán qua đường ống, phần lớn LNG của Nga được tiêu thụ ở châu Á. Ở châu Âu, Tây Ban Nha là một trong những khách mua LNG của Nga.
Theo cơ quan thuế nhà nước Nga, trong năm 2021, Nga thu được 7,3 tỷ USD từ xuất khẩu LNG, 55,5 tỷ USD từ xuất khẩu khí đốt.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng 3 đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 tới và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện.
Để mua khí đốt Nga, các nhà nhập khẩu năng lượng phải mở hai tài khoản ngân hàng với Gazprombank, một tài khoản ngoại tệ và một tài khoản bằng đồng ruble.
Giao dịch được coi là hoàn tất sau khi người mua thanh toán ngoại tệ (USD hoặc euro) cho Gazprombank. Việc chuyển đổi sau đó sang đồng ruble là tự động và không liên quan đến ngân hàng trung ương của Nga, vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Cho tới nay, đã có nhiều công ty của nhiều nước chấp thuận thực hiện theo phương thức thanh toán mới của Nga. Dù vậy, một số khách hàng lớn của Gazprom ở châu Âu đã bị cắt hợp đồng sau khi từ chối tuân thủ chương trình thanh toán mới.
Theo quyết định được thông qua vào ngày 1/7 và được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của chính phủ Nga, ngũ cốc, dầu hướng dương và bột chiết xuất là những mặt hàng tiếp theo có trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải thanh toán bằng đồng ruble theo chính sách mới của chính phủ Nga.
Xem thêm >> Đức tìm cách trả lại tuabin khí đốt cho ‘Dòng chảy phương Bắc’ của Nga
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.